Sách hay

Erich Fromm Và Sứ Mệnh Tâm Phân Học Như “Y Sĩ Của Linh Hồn” (Hà Thủy Nguyên | bookhunter.vn)

Erich Fromm Và Sứ Mệnh Tâm Phân Học Như “Y Sĩ Của Linh Hồn” (Hà Thủy Nguyên | bookhunter.vn)

Điều Fromm mong muốn nhất có lẽ không phải trị bệnh cho những cá thể bệnh nhân, mà ông mong muốn trị liệu cho toàn bộ xã hội – một tập hợp những con người thiếu trưởng thành, khiếm khuyết về nhận thức, tiếp tục nuôi dưỡng tâm thức tôn sùng (tôn giáo) dưới mọi hình thức…nhưng lại luôn muốn đồng hóa mọi dị biệt.

Sự im lặng thuộc vĩnh cửu (Anh Quân | Báo Quảng Nam)

Sự im lặng thuộc vĩnh cửu (Anh Quân | Báo Quảng Nam)

Với 14 đầu sách đã xuất bản, ở tuổi 80, GS. Cao Huy Thuần viết tác phẩm “Im lặng như lời chia tay” với tâm sự: “Và như vậy, tôi viết về im lặng trong thơ văn, như một lá thư mỏng, như một lời chia tay…”. Nghĩ về điều này, chợt nhớ lời của nhà triết học thế kỷ 19 Thomas Carlyre: “Lời nói thuộc thời gian, sự im lặng thuộc vĩnh cửu”!

Cuốn sách tôi chọn: "Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo Triều Lý" - sử liệu quý giá của GS Hoàng Xuân Hãn

Cuốn sách tôi chọn: "Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo Triều Lý" - sử liệu quý giá của GS Hoàng Xuân Hãn

"Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo Triều Lý" là một cuốn sách, tư liệu lịch sử quý giá của GS Hoàng Xuân Hãn do Nhà xuất bản Khoa học & Xã hội ấn hành. Cuốn sách mang đến bức tranh lịch sử đầy đủ về cuộc đời của vị tướng tài Lý Thường Kiệt gắn với vương triều Nhà Lý.

Chân-Thiện-Mĩ trong tầm nhìn đương đại – điều kiện tiên quyết hay chỉ là sự lãng mạn hóa.

Chân-Thiện-Mĩ trong tầm nhìn đương đại – điều kiện tiên quyết hay chỉ là sự lãng mạn hóa.

Thật lòng thì tôi chưa đọc trọn vẹn hết cuốn sách này, nhiều đoạn tôi đã lướt qua, một phần là vì nó quá khó để thẩm thấu cặn kẽ, một phần vì nó quá thuần về khoa học thực nghiệm và lý luận, cụ thể như thế nào thì tôi sẽ giải thích ở phần sau. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn dành thời gian ngồi lại để tóm tắt những điều mà tôi đã may mắn góp nhặt trong suốt quá trình đọc vì dù sao thì tôi đã dành thời gian cho nó, và để biết đâu sau này có cơ hội, tôi sẽ quay trở lại ngẫm nghĩ về nó một cách sâu sắc hơn vì những cuốn sách, những nghiên cứu về Chân-Thiện-Mĩ ngày nay không nhiều.

Tôi nhớ trong một lần phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã hỏi tôi một điều gì đó tôi không nhớ rõ nhưng tôi nhớ câu trả lời của mình lúc ấy là: “Hướng tới Chân-Thiện-Mĩ”. Nghe thì có vẻ hoa mỹ, lãng mạn và phi thực tế. Nhưng đối với tôi, nó cực kỳ quan trọng, quan trọng như chính lý do mà Howard Gardner phải viết ra cuốn sách này vậy.