Khai Tâm | Ca dao giảng luận | Khảo cứu

Danh sách sản phẩm

CA DAO GIẢNG LUẬN

Một công trình khảo cứu về Ca dao đầy đủ nhất

Tác giả: Thuần Phong
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
Công ty phát hành: Khai Tâm
Số trang: 296
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 06/2020
Trọng lượng (gr):320
  • Giá bìa: 117.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 76.050 đ
  • Tiết kiệm: 40.950 đ (35%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:

Ca dao gồm đủ ba tánh cách dân tộc, đại chúngkhoa học là ba đức tánh tất yếu của một nền học thuật chơn chánh, tự đặt lấy nhiệm vụ phụng sự dân tộc, nên trải qua một cuộc hưng vong, bao nhiều triều đại và thế hệ đã qua, vẫn còn sống mãi cùng dân tộc, phản chiếu đức tánh của dân tộc một cách trung thành.
[…]
Với nội dung phong phú và tánh cách dồi dào ấy, ca dao không thể nào dò theo khuôn tập của văn học ngoại lai, hay là lặp lại những công thức, những câu sáo, học lóm với nước ngoài. Ca dao muốn có tác dụng thực tiễn và muốn làm tròn phận sự đối với dân tộc cần phải đặt theo những nguyên tắc khoa học sơ đẳng, những nguyên tắc bắt buộc phải quan sát thực tế và diễn tả đúng sát thực tế.
---
CA DAO được các nhà trí thức Việt Nam xem như là một thể văn đặc sắc hơn hết và có đặc tánh Việt Nam hơn hết. Đã có những thiên khảo cứu tổng quát và riêng biệt xuất bản trước đây, nhiều bộ sưu tập được soạn thành. Sở dĩ có ưa chuộng như vậy là vì người ta muốn đem thể văn truyền miệng, nặc danh ấy, nó phản ảnh cuộc sống hằng ngày của dân tộc Việt Nam, và nhứt là của lớp dân đen, để đối chọi với thể văn bác học viết bằng chữ Hán, và cũng để đối chọi cả với truyện viết bằng thơ Nôm. Thật vậy, văn bác học và truyện bằng thơ đã chịu ảnh hưởng văn phẩm Trung Hoa sâu xa và không biểu thị được tinh hoa của nếp sống và của tư tưởng dân tộc Việt Nam.
[…]
Sở dĩ những văn phẩm bình dân được có giá trị cũng như văn phẩm cổ điển hay văn phẩm phổ quát, là vì văn phẩm diễn đạt những tình cảm con người có thể thừa nhận được ở khắp các thời đại và ở khắp nơi nơi. Trong mọi xã hội, dưới mọi chế độ, dốt nát, tàn bạo, tham nhũng, kiêu căng, gian quyệt... vốn bị tinh thần bình dân nhạo báng hay công kích, bởi chánh vì bình dân bị đàn áp dưới những tai ách ấy, những thật thể sống động ấy. Cho nên bình dân xét mình lại, tạo lấy một cách nói trong đó người ác bị nhục mạ - họ nhạo báng tất cả những ai không đáng kính nhường.
[…]
Tuy nhiên, mặc dầu đề tài khảo luận khó khăn, ông T. P. đã biết kết cấu một thiên trình giải minh bạch và tổng quát về Dân ca Việt Nam, ông có cống hiến thêm vài yếu tố mới (ca dao miền Nam, ca dao mới đặt). Yếu tố mới ấy không có mặt trong những thiên trình giải trước đây của Hoa Bằng, của Thanh Lãng, của Phạm Quỳnh... Quyển sách của ông vốn hữu ích cho việc nghiên cứu văn chương bình dân của Việt Nam.
- Nhà nghiên cứu Maurice Durand

Mục lục

Lời thưa
Thay lời tựa
Dịch


PHẦN THỨ NHẤT
Chương I: Khái quát
1 - Tổng quan
2 - Định nghĩa
3 - Phân loại
A. Nội dung
B. Thể thức
C. Thể ca

Chương II: Nội dung

1 - Con người
2 - Đời sống tinh thần
3 - Đời sống vật chất


Chương III: Nguyên lai
Chương IV: Thể thức
Chương V: Tánh cách
Chương VI: Công dụng
Chương VII: Ảnh hưởng
Kết luận


PHẦN THỨ NHÌ
Đất nước trong ca dao
Chương VIII
1 - Núi non
2 - Sông rạch
Chương IX
1 - Con dân đất nước
2 - Non sông gấm vóc
Chương X
1 - Biển đông sóng dợn
2 - Người trong một nước
Hôn nhân trong câu hò miền Nam
Chương XI: Duyên hội ngộ
1 - Ca dao với dân tộc
2 - Duyên gặp gỡ
Chương XII: Tình giao kết
1 - Thử lòng
2 - Quyền cha mẹ
Chương XIII: Lễ giá thú
1 - Lễ giáo
2 - Mai dong
3 - Hàng rào thưa
4 - Hiệp cẩn giao bôi
Chương XIV
1 - Tiền tài phấn thổ
2 - Nhân nghĩa thiên kim
3 - Đạo cang thường
Theo toàn dân trong ca dao - Du lịch từ Nam chí Bắc
1 - Chơi xuân kẻo hết
2 - Mây bạc trời hồng
3 - Du xuân
4 - Nhà bè nước chảy
5 - Rồng chầu ngoài Huế
6 - Hà nội năm cửa
7 - Phải thương nhau cùng
Phụ lục: Chuyển biến trong ca dao

Về tác giả

Tác giả Thuần Phong tên thật là Ngô Văn Phát (1910 - 1983). Ông yêu thích văn chương từ khi hãy còn nhỏ.
- Năm 14 tuổi, ông bắt đầu tự làm một số câu ca dao gửi đăng báo Phụ nữ Tân văn, rồi thường xuyên cộng tác với báo ấy từ năm 1928 đến năm 1935.
- Năm 1956, ông là tác giả của công trình đặt tên đường phố Sài Gòn.
- Năm 1957, ông được Hội Encyclopaedia Britannica ở Luân Đôn (Anh) mời cộng tác. Nhận lời, ông gửi bài "Khảo cứu về thành phố Sài Gòn" và được đăng vào bộ tự điển của hội.
- Năm 1964, quyển "Ca dao giảng luận" của ông đã được nhà nghiên cứu Maurice Durand lược trình và bình luận trong bộ sách của Trường Viễn Đông Bác Cổ. Cũng trong năm ấy, ông được tổ chức Nghiên cứu Việt học của Trường Đại học Sorbonne (Pháp) mời tham gia Dự án Nguyễn Du (Projet Nguyễn Du) để chuẩn bị cho cuộc lễ kỷ niệm 200 năm "năm sinh Nguyễn Du" (1965). Nhận lời, ông gửi thiên khảo luận "Nguyễn Du et la Métrique populaire" (Nguyễn Du với thể dân ca) và được đăng vào bộ sách Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du).

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này