8 PHÚT THIỀN
Thiền và Chánh niệm đã trở thành xu thế chủ đạo, xuất hiện từ những bài báo đăng trên các tạp chí như: Fortune, Forbes, Vogue, hay những bài online của tờ The New York Time và tờ Huffington Post, cho đến những ứng dụng sẵn có trên thiết bị di động của bạn. Có vẻ như không ngày nào mà bạn không thấy Thiền được đề cập trên các phương tiện truyền thông ở đâu đó, trong bối cảnh nào đó - không phải như một thứ gì đó nhất thời theo trào lưu, lập dị, hoặc phản văn hóa, mà là một thứ gì đó rất Mỹ. Tại sao? Bởi bạn càng tập trung sống trong hiện tại, bạn càng hạnh phúc và ít bị căng thẳng hơn.
Bây giờ, Thiền được dạy khắp nơi - từ các trường Phổ thông đến các trường Y khoa. Những ngôi sao ngành giải trí như Oprah Winfrey và Ellen DeGeneres đều Thiền trước khi biểu diễn. Các công ty lớn như Procter & Gamble và Tập đoàn US Marine (Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ) cũng đang ứng dụng Thiền trong môi trường làm việc.
Nhưng Thiền không chỉ dành cho những người nổi tiếng, các giám đốc cấp cao và những nhà thể thao chuyên nghiệp. Thiền (và kết quả của nó là Chánh niệm) là những công cụ có thể ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - kể cả trong nghề nghiệp của bạn. Ngày nay, Thiền và Chánh niệm đã trở thành một phần của văn hóa Mỹ, là cách để đạt được sức khỏe tốt, tăng năng suất lao động, sự sáng tạo, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
- Victor Davich
---------
“Một phương pháp hướng dẫn rất khác lạ và dứt khoát đưa bạn đến một sự thực hành thánh thiện. 8 Phút Thiền sẽ nâng cao, đào sâu, và làm phong phú việc thực hành tâm linh của bất cứ ai, dù họ thuộc tín ngưỡng nào”.
- Reverend John Newton, Viện Cơ Đốc.
“Là một người tin tưởng mạnh mẽ vào giá trị của Thiền, tôi nhiệt liệt hoan nghênh cuốn sách mới này. Nó giúp ngay cả những người bận rộn nhất trong chúng ta cảm nhận được nhiều lợi ích từ kỹ thuật cổ xưa này. Tác giả đã hướng dẫn Thiền cho chúng ta một cách dí dỏm, dễ cảm nhận và duyên dáng. Quan trọng hơn: Là một người thực tế, ông đã chỉ ra nhiều cơ hội để chúng ta áp dụng Thiền trong đời sống hằng ngày, và hướng dẫn chúng rất tỉ mỉ”.
- Tiến sĩ Barrie R. Cassileth, Chủ tịch của Quỹ Laurence S. Rockefeller Integrative Medicine, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Memorial Sloan Kettering.
THIỀN: NGHỆ THUẬT NHẬP ĐỊNH
Không-làm là Thiền, nhưng khi tôi nói không-làm là Thiền, tôi không có ý nói rằng bạn không cần phải làm bất cứ điều gì. Thậm chí để đạt được sự không-làm này, bạn phải làm rất nhiều. Nhưng sự “làm” này không phải là Thiền. Nó chỉ là một bước đệm, chỉ là một bục nhảy. Tất cả những cái “làm” chỉ là một bục nhảy, không phải là Thiền.
---
Chứng ngộ không có những cấp độ. Một khi nó xuất hiện thì nó có đó. Nó giống như cú nhảy vào đại dương cảm xúc. Bạn nhảy, bạn trở thành một với nó, giống như giọt nước rơi vào đại dương và trở thành một với đại dương. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã biết toàn bộ đại dương.
---
Khi lần đầu tiên Maulingaputta đến với Đức Phật, ông ấy đã hỏi nhiều câu hỏi. Đức Phật nói: “Ông đang hỏi để làm sáng tỏ các câu hỏi, hay ông đang hỏi chỉ để tìm những câu trả lời?”.
Maulingaputta nói: “Tôi đến để hỏi Thầy, và Thầy lại bắt đầu hỏi tôi! Hãy để tôi cân nhắc về chuyện đó, tôi phải suy nghĩ về nó”. Ông ấy đã nghĩ về chuyện đó và ngày thứ hai ông nói: “Thực ra tôi đến là để làm sáng tỏ chúng”.
Đức Phật nói với ông ấy: “Ông cũng đã hỏi người khác những câu hỏi này?”.
Mailingaputta nói: “Tôi đã liên tục hỏi mọi người suốt 30 năm”.
Đức Phật nói: “Với việc hỏi trong 30 năm, chắc ông phải có nhiều câu trả lời - rất nhiều. Nhưng đã có câu trả lời nào chứng tỏ là câu trả lời chưa?”.
Maulingaputta nói: “Chưa!”.
Thấy thế Đức Phật nói: “Tôi sẽ không đưa ra cho ông câu trả lời nào. Trong 30 năm liên tục hỏi, nhiều câu trả lời đã được đưa ra; tôi có thể thêm một vài câu trả lời nhưng điều đó sẽ không ích gì. Cho nên tôi sẽ trao cho ông giải pháp chứ không phải là câu trả lời”.
Maulingaputta nói: “Tốt thôi, hãy trao nó cho tôi”.
Nhưng Đức Phật nói: “Tôi không thể trao nó; nó phải phát triển trong ông. Cho nên hãy giữ im lặng với tôi trong vòng một năm. Không được phép hỏi một câu hỏi nào. Hãy tuyệt đối im lặng, hãy cùng ở với tôi, và sau một năm ông có thể hỏi. Khi đó tôi sẽ trao cho ông câu trả lời”.
Mục lục
Chương 1: Thiền: Nghệ thuật của Lễ hội
Chương 2: Yoga: Sự phát triển của tâm thức
Chương 3: Không-làm thông qua làm
Chương 4: Thiền “Hỗn loạn”
Chương 5: Thiền Động hay Thiền Tĩnh
Chương 6: Đi sâu vào cái đã biết
Chương 7: Kundalini: Sự trỗi dậy của sinh lực
Chương 8: Chứng ngộ: Một sự khởi đầu vĩnh viễn
Chương 9: Sự khai tâm đối với bậc thầy: Kỹ thuật tối thượng
Chương 10: Sannyas: Sự đoạn tuyệt với quá khứ
Chương 11: Ham muốn tột cùng: Con đường đến phi ham muốn
Chương 12: Linh hồn là gì?
Chương 13: LSD và Thiền
Chương 14: Khả năng trực giác: Điều không thể giải thích
Chương 15: Tâm thức, Chứng kiến, Nhận biết
Chương 16: Sự khác nhau giữa Satori và Samadhi
Chương 17: Năng lượng dục: Sự thức tỉnh của Kundalini
Chương 18: Sự biểu lộ của Prana ở 7 thể
Chương 19: Các kỹ thuật truyền thống
• 21 ngày thử nghiệm trong im lặng và ẩn dật
• Nhìn gương
• Lặp lại câu mật chú
• Một kỹ thuật về sự tưởng tượng
• Chết một cách có ý thức
• Đi vào giấc ngủ một cách có ý thức
• Giao tiếp với tồn tại trong im lặng