Con đường của Đạo
Tập 1
I. Lời giới thiệu
The way of Tao: Osho giảng những câu kinh của Lão Tử trong cuốn Đạo Đức Kinh dựa trên những trải nghiệm tâm linh và thiền của chính bản thân ông. Những câu kinh của Lão Tử phản ánh những quy luật bất biến của vũ trụ nên nhiều khi nó mâu thuẫn với tư duy và hiểu biết thông thường. Toàn bộ những câu kinh của Lão Tử bao hàm và tác động lên toàn bộ sự vận hành của vũ trụ, trong đó có loài người. Trên cơ sở nhận thức đó, con người nên sống thuận tự nhiên. Đó là lối sống đúng đắn của những người có Đạo.
Khó khăn lớn nhất mà con người phải đối mặt khi họ bắt đầu diễn đạt Sự Thật là: Ngay khi Sự Thật được chuyển thành lời, nó trở nên Không Thật. Nó trở thành những gì không phải là nó. Khi đó, những gì cần truyền đạt thì vẫn chưa được nói ra; và những gì không cần truyền đạt thì lại được nói ra. Lão Tử bắt đầu câu đầu tiên của mình bằng phát biểu này".
- Osho
Mời bạn cùng tham gia vào cuộc luận, cuộc giải ấy.
----
Lão Tử là một trong số rất ít những người đã biết, không phải bởi lời nói, không phải bởi kinh sách mà bởi cuộc sống thực tế. Ông cũng là một trong số rất ít những người biết đã không ngừng nỗ lực tiết lộ những gì họ biết. Nhưng chính trải nghiệm đầu tiên của những người chứng ngộ đó, khi họ cố gắng diễn đạt những gì họ đã biết, là: Bất kỳ điều gì có thể diễn đạt đều không phải là Sự Thật. Cái gì có thể mang hình tướng thì luôn mất đi sức mạnh tinh thần của nó (của cái vô hình tướng).
Bây giờ nếu ai đó mong muốn tạo ra một bức tranh về bầu trời thì điều này không bao giờ có thể thực hiện được. Bất kỳ bức tranh nào được tạo ra đều không phải là bầu trời, bởi bầu trời là không gian bao gồm mọi thứ. Một bức tranh không thể chứa đựng bất kỳ thứ gì; bản thân nó được bao quanh bởi không gian. Thế nên, Sự Thật được diễn đạt thành lời cũng giống như bầu trời được vẽ trong tranh. Không con chim nào có thể bay lượn trên bầu trời của một bức tranh, không mặt trời nào xuất hiện vào buổi sáng cũng như không ngôi sao nào xuất hiện vào ban đêm. Dù với mục đích nào, bầu trời trong tranh đều vô hồn và chỉ là cái tên. Bầu trời không thể tồn tại trong một bức tranh. Khó khăn lớn nhất mà con người phải đối mặt khi họ bắt đầu diễn đạt Sự Thật là: Ngay khi Sự Thật được chuyển thành lời, nó trở nên Không Thật. Nó trở thành những gì không phải là nó. Khi đó, những gì cần truyền đạt thì vẫn chưa được nói ra; và những gì không cần truyền đạt thì lại được nói ra. Lão Tử bắt đầu câu đầu tiên của mình bằng phát biểu này.
II. Mục lục
Chương 1: Đạo vĩnh cửu, bất biến
Chương 2: Đạo - mạch nguồn nguyên thủy bí ẩn
Chương 3: Đi vào những chiều sâu của Đạo
Chương 4: Đạo huyền bí - vượt lên vô minh và hiểu biết
Chương 5: Vẻ đẹp và điều thiện - không bị ảnh hưởng bởi những đối cực tương ứng
Chương 6: Giai điệu của những nốt nhạc đối lập
Chương 7: Hành động phi hành động và cuộc đối thoại thầm lặng của người trí huệ
Chương 8: Hành động vượt lên sự sở hữu và sự công nhận
Chương 9: Sự độc hại của tham vọng và trật tự của cuộc sống
Chương 10: Bí mật của cái dạ dày no nê và một tâm trí trống rỗng - Đạo
Chương 11: Kiến thức (lý thuyết) trống rỗng dẫn tới ham muốn
Chương 12: Đạo - Sự trống rỗng tột đỉnh, sự sơ khai tột cùng, sự hỗ trợ lý tưởng
Chương 13: Cái chết của bản ngã và sự thâm nhập vào điều huyền bí
Chương 14: Sự phản chiếu của cái có trước cả Thượng đế
Chương 15: Hiểu biết, trống rỗng, buông bỏ và nỗ lực
Chương 16: Bộ ba không thiên vị - Trời, Đất và Thánh thần
Chương 17: Sự hợp nhất của các mặt đối lập và sự sắp đặt trong trống rỗng
Chương 18: Năng lượng tối thượng - tương ứng với nữ tính bền bỉ và huyền bí
Chương 19: Những chiều hướng khác của một tâm thức nữ tính: trung thành, chấp nhận và buông bỏ
Chương 20: Phúc lành thay những người sẵn sàng là người cuối cùng
Chương 21: Bản chất của nước rất giống với Đạo
Chương 22: Lão Tử là hữu ích nhất trong tình trạng hiện tại của thế giới