Khai Tâm | Lịch sử | Nguyễn Văn Tường

Danh sách sản phẩm

Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của Nhà Nguyễn - Bộ 2 quyển (Bìa mềm)

Khổ sách: 18 x 27
Tác giả: Nguyễn Quốc Trị
Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp Tp.HCM
Công ty phát hành: Khai Tâm
Số trang: 1928
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 07/2020
Trọng lượng (gr):3500
  • Giá bìa: 999.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 649.350 đ
  • Tiết kiệm: 349.650 đ (35%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:

Tác giả dành toàn thời gian từ tuổi 72 đến 84 để nghiên cứu về nhân vật Nguyễn Văn Tường, thu thập tài liệu ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, 5 văn khố ở Pháp, và từ các Trung tâm Lưu trữ cùng hội nghị, hội thảo ở Việt Nam. Thiên khảo luận này trình bày sách lược "Hòa để thủ, thủ để mưu chiến" mà Triều đình Tự Đức và kế tiếp đã ứng dụng, theo đề nghị của Ô. Nguyễn Văn Tường, để chống lại cuộc đô hộ của Pháp, từ sau khi Nam Kỳ mất vào tay Pháp, qua các Hiệp ước 15-3-1874, 31-8-1874, 25-8-1883, và 6-6-1884, cho đến khi Ô. Nguyễn Văn Tường bị đưa đi đày ở Tahiti, Úc châu. 

Tác giả cũng xét lại xem quả vua quan nhà Nguyễn và Ô. Nguyễn Văn Tường có "tham lam", "tàn nhẫn", và "gian trá" như sử sách phổ thông thường nói không? Và nhân dịp đó, hầu hết các nghi vấn, kỳ án liên quan đến vua quan nhà Nguyễn đã được làm sáng tỏ, như: Sẽ không có triều đại nhà Nguyễn nếu không có viện trợ của Bá Đa Lộc? Gia Long rước voi [Tây] về dày mả tổ? Cõng rắn [Xiêm] về cắn gà nhà? Minh Mạng hiếp vợ Hoàng tử Cảnh cho mang thai rồi giết cùng với hai con để chúng khỏi tranh ngôi? Lê Văn Duyệt theo các thừa sai Pháp chống lại Minh Mạng? Tự Đức thông đồng với Trương Đăng Quế giả di chúc của Thiệu Trị để giành ngôi của anh trưởng Hồng Bảo? Rồi giết anh, giết cháu để khỏi bị tranh ngôi? Nguyễn Văn Tường thông gian với vợ Tự Đức, giết vua Kiến Phúc? Ăn hối lộ của người Tàu? Giết hại Trần Tiễn Thành, Dục Đức, và 50 hoàng thân, công tử? "Đầu thú" Pháp? Hàm Nghi bị ép đi kháng chiến, xin về nhưng bị Tôn Thất Thuyết đòi để cái đầu lại? Và nhiều câu chuyện kỳ ảo khác nữa. 

Cuốn sách này chứa đựng những sử liệu gốc và đầu tay do chính tác giả tìm tòi, đối chiếu, phối kiểm, phân tích và tổng hợp, với mục đích soi sáng đường lối thiết thực chống đô hộ Pháp và lòng hy sinh vô bờ bến của vua quan nhà Nguyễn để cứu nước qua đường lối đó. Sách còn có chủ ý nêu lên những vấn đề lịch sử, và cung cấp sử liệu căn bản xác thực cho các Luận án Nghiên cứu Sử học, hay chuyên khảo về các nhân vật lịch sử cùng thời với ông Nguyễn Văn Tường.
---------
Tác giả nói rõ: Ông là hậu duệ đời thứ 3 của đại thần Nguyễn Văn Tường và ông có trách nhiệm, như một người chắt và như một người Việt Nam, nghiên cứu lại lịch sử dưới một luồng ánh sáng khác, đích thực hơn, để xét lại vai trò lịch sử của một nhân vật hàng đầu đã bị các nhà viết sử thời thuộc địa và các lực lượng đồng lõa với kẻ xâm lăng mạt sát thậm tệ, dựng lên một cái bia miệng độc hại về nhân vật đó cho các thế hệ học và viết sử đời sau tiếp diễn. Vô tình, chúng ta đồng lõa kết án một đại thần mà các lực lượng xâm lăng xem như kẻ thù số một phải trừ khử. Họ giết Nguyễn Văn Tường hai lần: một lần khi đày ông qua Tahiti, một lần khi đầu độc ông trong ký ức dân tộc. Làm công việc minh oan cho ông, tác giả Nguyễn Quốc Trị không phải chỉ minh oan cho một người mà còn cho cả một triều đại.

Vấn đề đặt ra cho giới sử học là: chủ đích như vậy có khiến công việc nghiên cứu mang màu sắc chủ quan hay không? Không người cầm bút nào trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung dám quả quyết rằng tôi đây trăm phần trăm khách quan. Nhưng tôi đây, như một người nghiên cứu đích thực, luôn luôn nhắm đến khách quan một cách tối đa, bởi vì lý tưởng của người cầm bút là hướng đến sự thật. Vậy thì quyển sách này hướng đến sự thật như thế nào?

[…]

Chi li, thấu đáo, lịch sử mất nước kể trong quyển sách này không phải chỉ là mất về binh bị, mất về chính trị, mà còn mất cả về văn hóa cho các thế hệ tiếp theo, nghĩa là mất cả cái phương hướng để ta nhìn cho rõ ta và hiểu ta đúng đắn. Trên lĩnh vực sử học, cho đến gần đây, ta chỉ bú mớm một nguồn sữa không phải là sữa mẹ, cũng không phải là sữa khoa học, mà cứ tưởng ta được nuôi trong chân lý. Quyển sách này đem lại một cái giật mình vô cùng cần thiết về sự trung thực. Đây là một tác phẩm sử học không thể thiếu cho bất cứ ai nghiên cứu và dạy học về giai đoạn lịch sử đau thương này.

- Cao Huy Thuần, Nguyên Giáo sư émérite Đại học Picardie (Pháp)

---------
U trung thùy bạch thiên thu hậu,

Xã tắc quân dân thục trọng khinh.


Nguyễn Văn Tường

Mục lục

QUYỂN 1:
LỜI TỰA
MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA ĐỘC GIẢ
CÙNG MỘT TÁC GIẢ
LỜI TỰA CỦA ẤN BẢN THỨ NHÌ
ĐỨNG MŨI CHỊU SÀO
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CÁM ƠN
DẪN NHẬP


CHƯƠNG 1: NGUYỄN VĂN TƯỜNG VÀ SÁCH LƯỢC CHỐNG ĐÔ HỘ PHÁP
I. PHÒ VUA TỰ ĐỨC VỚI SÁCH LƯỢC “HÒA ĐỂ THỦ, THỦ ĐỂ MƯU CHIẾN”
A. ĐỀ NGHỊ TẠM BỎ NAM KỲ ĐỂ HÒA HOÃN VÀ TỰ CƯỜNG
B. ÁP DỤNG SÁCH LƯỢC “HÒA ĐỂ THỦ” KHI PHÁP XÂM CHIẾM BẮC KỲ LẦN ĐẦU
C. GÌN GIỮ CHỦ QUYỀN ĐỂ MƯU CHIẾN VỚI CÁC HIỆP ƯỚC 1874
D. “THỦ ĐỂ MƯU CHIẾN” VÀ CÔNG CUỘC TỰ CƯỜNG


II. ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH “HÒA ĐỂ THỦ...” DƯỚI CÁC TRIỀU VUA KẾ VỊ
A. THỦ VỚI HỆ THỐNG SƠN PHÒNG VÀ MÂU THUẪN TRUNG PHÁP
B. TÌM MỘT THẾ HÒA MỚI VỚI HIỆP ƯỚC PATENÔTRE, 6-6-1884
C. XÚC TIẾN PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
D. HẬU THUẪN CUỐI CÙNG: HỆ THỐNG SƠN PHÒNG VÀ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG


VÀI LỜI KẾT LUẬN HIẾM HOI VỀ HÀNH TRẠNG CỦA NGUYỄN VĂN TƯỜNG


CHƯƠNG 2: SỬ THUỘC ĐỊA BÔI NHỌ VUA QUAN NHÀ NGUYỄN VÀ NGUYỄN VĂN TƯỜNG
I. SỬ THUỘC ĐỊA BÔI NHỌ GIA LONG VÀ MINH MẠNG
A. GIA LONG CHỊU ƠN PHÁP?
B. MINH MẠNG QUÊN ƠN PHÁP?
C. MINH MẠNG GIẾT CHÁU DÒNG TRƯỞNG VÌ SỢ CHÚNG TRANH NGÔI?


II. NGUYỄN VĂN TƯỜNG TƯ THÔNG VỚI HỌC PHI, GIẾT KIẾN PHÚC?
A. CÁI CHẾT BÌNH THƯỜNG VÌ BỆNH CỦA VUA KIẾN PHÚC
B. BỘ MÁY TUYÊN TRUYỀN PHÁP VÀ CÁI CHẾT CỦA VUA KIẾN PHÚC
C. NGUYỄN HỮU ÐỘ VÀ VIỆC VUA KIẾN PHÚC CHẾT
D. SILVESTRE VÀ SỞ MẬT THÁM PHÁP PHỔ BIẾN TIN ĐỒN
E. MỰC ĐỘ KHẢ TÍN NỘI TẠI CỦA NGUỒN TIN VUA KIẾN PHÚC BỊ ĐẦU ĐỘC


CHƯƠNG 3: NGUYỄN VĂN TƯỜNG VÀ VUA QUAN NHÀ NGUYỄN THAM LAM?
I. NGUYỄN VĂN TƯỜNG THAM NHŨNG VÀ HÀ LẠM?
A. GIAI ĐOẠN SƠ KHỞI CỦA CUỘC ĐỜI HOẠN LỘ CỦA HỌ NGUYỄN
B. NGUYỄN VĂN TƯỜNG MƯU TIẾM NGÔI VUA?


II. NGỤY TẠO, BỎ SÓT VÀ BÓP MÉO TÀI LIỆU ĐỂ BÔI NHỌ
A. SỬ DỤNG VĂN KIỆN GIẢ MẠO
B. BỎ QUA NHỮNG TIN CÓ LỢI CHO NHÂN VẬT CHỐNG PHÁP
C. SỰ XUYÊN TẠC TIN TỨC


III. NGUYỄN VĂN TƯỜNG VÀ NỀN HÀNH CHÁNH KHỔNG MẠNH
A. SỰ CHẾ TÀI CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
B. THIỆU TRỊ VÀ TỰ ÐỨC ĐỀU LÀ BẠO CHÚA, DIỆT ĐẠO?
C. SỰ BÔI NHỌ CÁC QUAN CÙNG THỜI VỚI NGUYỄN VĂN TƯỜNG


SÁCH DẪN
---
QUYỂN 2:
CHƯƠNG 4: VUA QUAN NHÀ NGUYỄN VÀ NGUYỄN VĂN TƯỜNG TÀN NHẪN?
I. NGUYỄN VĂN TƯỜNG DIỆT ĐẠO VÀ GIẾT VĂN THÂN?


II. NGUYỄN VĂN TƯỜNG GIẾT HẠI VUA, QUAN, HOÀNG THÂN, CÔNG TỬ?
A. SỰ BUỘC TỘI CỦA CÁC VIÊN CHỨC PHÁP
B. NGUYỄN VĂN TƯỜNG GIẾT HẠI BA VUA?


III. SỰ TÀN NHẪN CỦA CÁC “BẠO CHÚA” NHÀ NGUYỄN?
A. NGUYỄN ÁNH GIẾT ĐỖ THANH NHÂN MỘT CÁCH RẤT TÀN NHẪN?
B. CÁC VUA NHÀ NGUYỄN TÀN NHẪN DIỆT ĐẠO GIA TÔ?


IV. SỰ CẦN THIẾT CỦA MỘT CUỐN SỬ “QUỐC GIA”
A. SỬ THỜI PHÁP THUỘC ĐỂ LẠI ẢNH HƯỞNG SÂU ĐẬM VÀO DƯ LUẬN
B. NGUYỄN VĂN TƯỜNG ĐƯỢC DÂN ĐƯƠNG THỜI NGƯỠNG VỌNG


CHƯƠNG 5: AI GIAN TRÁ: NGƯỜI PHÁP HAY NGUYỄN VĂN TƯỜNG VÀ VUA QUAN TRIỀU NGUYỄN?
I. SỰ BÔI NHỌ NGUYỄN VĂN TƯỜNG LÀ NGƯỜI GIAN TRÁ
A. VIẾT LÁCH XUYÊN TẠC RẰNG Ô. TƯỜNG LÀ NGƯỜI GIAN MANH
B. BÔI NHỌ BẰNG THƠ, VÈ
C. BÔI NHỌ BẰNG CHUYỆN TIẾU LÂM
D. PHAO DỰNG SỰ BẤT HÒA GIỮA CÁC ÔNG TƯỜNG, THUYẾT VÀ ÐỘ


II. SỰ GIAN LẬN CỦA PHÁP TRONG HAI LẦN ĐÁNH CHIẾM BẮC KỲ
A. NGUYỄN VĂN TƯỜNG HAY PHÁP GIAN TRÁ TRONG VỤ GARNIER?
B. VỤ CHIẾM BẮC KỲ LẦN THỨ HAI: HENRI RIVIÈRE


III. NHỮNG XẢO TRÁ TRONG HIỆP ƯỚC ĐẦU TIÊN, 1862
A. CUỘC KHÁNG CHIẾN CAN TRƯỜNG NHƯNG BẾ TẮC CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT
B. HIỆP ƯỚC NHÂM TUẤT 5-6-1862


BẠT
TIỂU SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG [1824-1886]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUỒN GỐC CÁC HÌNH ẢNH
DANH SÁCH PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
SÁCH DẪN

Cảm nhận của độc giả

“... Bộ sách không chỉ là một bản tiểu sử mở rộng của một vị tiền bối, mà còn là một công trình đánh giá lại hầu như toàn bộ Lịch sử Việt Nam trong hơn 100 năm triều Nguyễn, nhấn mạnh vào Kế sách chiến-hòa khi đối diện với nguy cơ từ bên ngoài...” 
- Nguyễn Duy Chính


 “… Dù cuốn biên khảo nhằm giải oan cho nội tổ của tác giả là cụ Nguyễn Văn Tường, nhưng vì cuộc đời của Phụ chánh Nguyễn Văn Tường đã gắn liền với các triều vua và đất nước trong thời kỳ chống Pháp, nên tác phẩm cũng đã nêu lên được lòng yêu nước cao độ, sự chiến đấu can trường của giới Văn Thân và sự lãnh đạo khôn ngoan của vua quan nhà Nguyễn…” 
Trần Hồng


“… Thật là một công trình vĩ đại mà anh đã can đảm thực hiện được trong vòng 12 năm. Tôi chưa thấy một người nào có tài năng, nghị lực để hoàn tất công tác như thế, vừa hãnh diện cho gia đình, vừa đóng góp cho lịch sử nước nhà…” 
Hồ Tấn Phát


“… Tập sách của Giáo sư đồ sộ, công phu bằng 3 Luận án Tiến sĩ của nhiều người…” 
Trương Đình Thăng


“Công trình của Giáo sư đã giúp soi sáng những điều còn tồn nghi trong Lịch sử Việt Nam ở vào một giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Hy vọng Lịch sử Việt Nam sẽ được sửa lại cho trung thực hơn…” 
Lê Văn Trang


“… Cụ Nguyễn Văn Tường nghĩ đến cả ngàn năm sau, thiên thu hậu, có ai phân biệt được thị phi, đen trắng hiểu được lòng ông không? Quận công Nguyễn Văn Tường không phải đợi đến ngàn năm mà chỉ mới hơn 120 năm, hậu duệ đời thứ 3 của ông, Giáo sư Nguyễn Quốc Trị, đã tận tâm tận sức đem hết khả năng và sở học ra sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, viết nên bộ sách để minh oan cho ông. Tác giả thường tâm sự: ông viết bộ sách này không vì danh, không vì lợi mà chỉ muốn trả lại sự thật cho lịch sử...”
- Bửu Viên

Về tác giả

Giáo sư Nguyễn Quốc Trị, sinh năm 1929, là hậu duệ đời thứ 3 của ông Nguyễn Văn Tường. Được đào tạo tại trường Tiểu học Bình Sơn [Quảng Ngãi], Trung học Khải Định [Huế], Học viện Quốc gia Hành chánh và Đại học Luật khoa [Sài Gòn], ông nhận lãnh hai văn bằng Master’s và Ph.D. về Hành chánh tại University of Southern California [Los Angeles, USA].


Ông làm công chức cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong nhiều năm và là Giáo sư và Viện trưởng cuối cùng của Học viện Quốc gia Hành chánh. Ông giảng dạy tại một số trường Đại học Việt và Mỹ; làm chủ bút các tạp chí EROPA Review và Nghiên cứu Hành chánh ở Sài Gòn; là tác giả của cuốn Third-World Development: Aspects of Political Legitimacy and Viability [Cranbury, NJ: Fairleigh Dickinson University Press, 1989], và nhiều bài khảo cứu trong các báo Mỹ và Việt.  Ở Hoa Kỳ, ông làm Giám đốc Chương trình của American Society for Public Administration, và Tham vấn cho Institute of Public Administration, World Bank, và USAID.

 

Cảm nhận từ độc giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này