Khai Tâm | Tâm phân học | Erich Fromm

Danh sách sản phẩm

Tâm phân học và Tôn giáo - Erich Fromm [Khai Tâm]

Tác giả: Erich Fromm
Dịch giả: Thích Nữ Trí Hải
Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng
Công ty phát hành: Khai Tâm
Số trang: 192
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 04/2023
Trọng lượng (gr):300
  • Giá bìa: 135.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 87.750 đ
  • Tiết kiệm: 47.250 đ (35%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:

Khoa Tâm phân học sau Freud đã chứng kiến một cảnh “trăm hoa đua nở” vô cùng phong phú. Những trường phái tâm phân, nhằm khai thác các thành quả và chiều hướng cốt yếu trong tư tưởng của Freud, lần lượt xuất hiện và xác định vị trí của mình tuỳ như lập trường của những trường phái ấy thuận hợp hay chống đối với lập trường của người khai sinh ra khoa học này.

Erich Fromm, tác giả người Đức lai Mỹ của tập sách, chiếm một địa vị độc đáo trong trường phái tâm phân mệnh danh là Tâm phân học hiện sinh hay nhân bản. Như thế không phải vì ông là người đầu tiên đã nêu lên nghi vấn về tính cách phổ quát của phức cảm Oedipe, cũng không phải vì ông đã đưa ra ánh sáng mối liên hệ giữa cá nhân với xã hội và nhiên giới để điều chỉnh lại quan niệm cá nhân cô lập của Freud, nhưng chính vì ông đã nhấn mạnh trên quyền lực vô song của con người trong việc giải đáp những vấn đề chính yếu do cuộc hiện sinh đặt ra. Trung tâm điểm tư tưởng Fromm là mối bận tâm tối hậu của con người, sao cho mình có thể sống đích thực với chính mình, sống trong sự giải thoát toàn diện khỏi những áp chế của bất cứ thế lực thần quyền hay nhân quyền nào, và sống trong sự triển nở toàn diện những khả năng vô tận của mình. Chủ đề ấy xoáy sâu và tỏa rộng trong tất cả những tác phẩm của ông: Escape from Freedom (1941), Man for Himself (1947), Psychoanalysis and Religion (1950), và mới đây, trong cuốn The same society.

Qua tác phẩm Tâm phân học và Tôn giáo, Fromm muốn nối tiếp và làm sinh động lại cái truyền thống đã khởi nguyên từ thời Platon, trong đó nhà tâm lý học hay nói hẹp hơn, nhà tâm phân là một “Y sĩ của Linh hồn”. Tiền đề nền tảng của Fromm: Người ta không thể xâm phạm đến sự nguyên vẹn tri thức và tinh thần mà không phương hại đến toàn thể nhân cách, đã được sử dụng như một viên đá thử vàng. Sau cuộc thử lửa, những tôn giáo đặt nền trên thần quyền đều bị khước từ vì vĩnh viễn trói buộc con người vào tinh thần nô lệ. Chỉ những tôn giáo nhân bản, những tôn giáo xác quyết và đề cao sức mạnh tinh thần đích thực của con người trong nhiệm vụ giải phóng cho chính mình (trong đó Phật giáo là hình ảnh rực rỡ nhất vì đã đáp ứng đúng những yêu sách nói trên) mới được chấp nhận. Những phân tích về tâm trạng “tôn thờ thần tượng” của Fromm xui ta nhớ đến khuôn mặt yêu dấu của Simone Weil khi cô biện giải về quan niệm thiện ác.

Đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi đề cập đến một vấn đề rất táo bạo và mới mẻ, với một tinh thần không bị che phủ vì thiên kiến. Vì thế, nếu trên bình diện thực nghiệm, chúng ta có thể tìm ra các chứng lý vạch rõ những bất toàn của đề án Fromm đưa ra, thì trái lại, xét về phương diện những đóng góp mới cho khoa Tâm phân học, lập trường của Fromm phải được chiêm nghiệm một cách sâu xa và nghiêm chỉnh.

- Ban Tu thư Vạn Hạnh, trong lần in bản dịch Việt ngữ năm 1968

Lời tựa của tác giả

Khi viết một lời tựa mới cho một quyển sách đã được xuất bản cách đây mười sáu năm, trước tiên tác giả phải tự hỏi, liệu mình có muốn sửa lại các luận điểm quan trọng mà bây giờ xem chừng đã không còn đúng nữa không. Trong suốt những năm qua, do các ý tưởng của tôi vẫn thay đổi liên tục, và tôi mong là thay đổi theo chiều hướng tích cực, nên tôi đã sẵn sàng đọc lại quyển sách này để tìm ra vài lời lẽ mà tôi có thể muốn thay đổi. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy mình không cần phải thay đổi bất cứ nội dung nào trong các luận điểm chính yếu, và dĩ nhiên cũng không phản đối việc in lại quyển sách này.

Câu hỏi tiếp theo tác giả cần tự hỏi là liệu mình có nên bàn thêm những nội dung đã viết nhiều năm về trước không. Câu trả lời chắc chắn là có. Trong bản in trước, tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt khái niệm tư tưởng tôn giáo với kinh nghiệm nhân bản ẩn dưới đó. Nhưng tôi lại chưa làm rõ thế nào mới được gọi là “kinh nghiệm tôn giáo”, dù cho khái niệm tư tưởng tôn giáo có hàm ý bất cứ điều gì. Giả như lúc này tôi phải viết lại quyển sách này, tôi hẳn sẽ thêm chương “Vài điển hình về kinh nghiệm tôn giáo”. Nhưng đây chưa phải lúc. Tuy nhiên, có điểm này tôi cần phải nhắc đến: đối với người có tôn giáo, dù y là “tín hữu” hay không, thì cuộc sống mới chính là vấn đề; nội chuyện được sinh ra trong cõi đời này thôi đã đặt ra một câu hỏi mà con người buộc phải tìm cho ra câu trả lời. Do đó, nhiệm vụ trọng yếu trong đời y là tìm thấy câu trả lời thỏa đáp câu hỏi ấy; không phải tìm ra trong tư tưởng mà thôi, mà phải trong toàn bộ hiện hữu của y, trong chính lối sống của y. Đối với người có tôn giáo, cuộc sống không phải là thứ “được ban cho”, chẳng có ý nghĩa nào khác ngoài chuyện ăn uống, sống còn, vui chơi, và tham gia các sự kiện phù hợp với các ý niệm đạo đức của y. Y cảm nhận được sự lưỡng phân hiện sinh sâu sắc đang phủ bóng trên cuộc sống: đó là được tự do, nhưng vẫn bị khuôn định; là tách rời, nhưng vẫn hợp nhất; là có đầy kiến thức, nhưng vẫn hoàn toàn dốt nát. Y phải chịu đau đớn khổ sở do cảm giác bị tách biệt. Hành động y hướng thẳng đến việc tìm cho ra giải pháp tối ưu cho các mâu thuẫn trên, dù ngay khi ấy y vẫn biết rõ chẳng có thứ giải pháp nào như thế; nhưng nếu không nỗ lực làm chuyện đó thì đời cũng thành ra vô nghĩa. Trong thực tế, chính điểm này đã tạo ra sự khác biệt giữa một bên là con người đạo đức và khoái lạc, với một bên là con người “có tôn giáo”.

Thay vì mềm lòng mà tiếp tục trình bày các ý tưởng về bản tính của kinh nghiệm tôn giáo, mà dù nó có đúng thì cũng vẫn còn thiếu sót, tôi sẽ chú tâm đến một hiện tượng xem ra sẽ làm cho vấn đề trở nên phù hợp một cách cụ thể với thời đại chúng ta. Hiện tượng tôi muốn nói đến chính là cuộc phục hưng nhân bản đang diễn ra trong giáo hội Công giáo La Mã và các nhánh Thệ Phản. Phong trào này, được giáo hoàng John XXIII khuyến khích, đã dẫn đến một cuộc đối thoại mới, không chỉ giữa các tín hữu Công giáo với các tín hữu Thệ Phản, mà còn giữa các nhà nhân bản hữu thần với giới nhân bản vô thần. Cuộc đối thoại này không đặt nền trên chuyện các bên phải từ bỏ các khái niệm tư tưởng hữu thần hay vô thần của mình. Nhưng nó ngụ ý các bên phải thừa nhận rằng, ngoài những gì con người ý thức được thì vẫn còn tồn tại chiều kích khác - là những gì con người cảm nhận. Kinh nghiệm nội tâm này hầu như không thể được diễn tả bằng lời, nhưng bất cứ ai đã có được kinh nghiệm này đều biết rằng cái họ cùng có còn nhiều hơn cả cái chia cách họ do các khác biệt trong tư tưởng.

Teilhard de Chardin, Hans Kung và Karl Rahner chỉ là một số ít giữa những người đại diện cho chủ nghĩa nhân bản tiến bộ này. Sự phát triển tương tự cũng diễn ra giữa lòng các nhóm Thệ Phản dưới một hình thức còn triệt để hơn. Lập trường ấy trong mấy năm gần đây đã được nhiều người nhìn nhận dưới khái niệm “Ki-tô giáo vô thần”. Dietrich Bonnhoefer, Karl Bultmann, và còn có cả Paul Tillich, là những cái tên đại diện cho chủ nghĩa nhân bản cấp tiến trong các nhánh Thệ Phản.

Có lẽ không gì có thể biểu đạt được tinh thần loại chủ nghĩa nhân bản này tốt hơn câu nói sau đây của Abbé Pire: “Điều quan trọng không phải là sự khác biệt giữa kẻ tin và kẻ không tin, mà là giữa người quan tâm và người không quan tâm”.

Thành phố Mexico,

Tháng Ba năm 1967

Erich Fromm

Mục lục

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI TỰA I

LỜI TỰA II

Chương 1: VẤN ĐỀ

Chương 2: FREUD VÀ JUNG

Chương 3: PHÂN TÍCH VÀI ĐIỂN HÌNH KINH NGHIỆM TÔN GIÁO

Chương 4: NHÀ TÂM PHÂN HỌC NHƯ MỘT “Y SĨ CỦA LINH HỒN”

Chương 5: TÂM PHÂN HỌC LÀ MỘT ĐE DỌA CHO TÔN GIÁO?

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này