Pi tập 3, số 11, 2019.
Trong số này, các bạn đọc nhỏ tuổi sẽ tiếp tục đồng hành cùng thám tử Xuân Phong và thanh tra Lê Kính trong một Câu chuyện trước cổng chợ. Một vụ mà Lê Kính có vẻ đã phá án rất nhanh. Nhưng anh ta lại không giải thích tại sao. Các bạn nhỏ hãy tìm tới mục Toán của Bi, trang 49, và suy nghĩ xem Lê Kính đã suy luận thế nào nhé.
Bạn có biết trò chơi Nối Năm, một hiện tượng của những năm 70 của thế kỷ trước? Một trò chơi với luật chơi đơn giản nhưng hóa ra phải rất vất vả máy tính mới thẳng nổi người trong trò chơi này. Hãy xem Quán toán, trang 11, và thử chơi, biết đâu, bạn sẽ lập được kỷ lục mới cho trò chơi này!
Học cùng Pi số này sẽ cùng các bạn đọc, nhất là bạn học sinh THPT, ôn tập về các Dãy truy hồi tuyến tính cấp một. Chúng mình hãy cùng nhau củng cố kiến thức về chủ đề kinh điển
nhưng có rất nhiều ứng dụng này nhé! Xem trang 28.
Chắn hẳn ai cũng biết kim của một chiếc la bàn chỉ hướng Bắc dưới tác động của từ trường Trái Đất. Thế nhưng bạn có biết rằng trong lịch sử của mình, từ trường Trái Đất thỉnh thoảng lại thay đổi hướng? Xin mời bạn đọc hãy tới phần hai của bài viết Ký ức của Trái Đất trong chuyên mục Tìm hiểu Khoa học để khám phá thêm những điều lý thú về hành tinh của chúng ta. Xem trang 53.
Mạng nơ–ron thần kinh, internet, mạng xã hội hay các cộng đồng với những mối quan hệ đều có thể được hình dung như những mạng lưới khổng lồ bao gồm các nút và các đường nối chúng. Làm thế nào để hiểu được những mạng với hàng tỷ nút và hàng tỷ tỷ các đường nối giữa chúng? Đây thực sự là những thách thức cho nền khoa học đương đại. Toán học, với những lý do hoàn toàn khác, đã nghiên cứu vấn đề này từ khá lâu.
Đường vào Toán học số này giới thiệu bài viết thứ hai trong chuỗi hai bài viết Biểu diễn thế giới, về cách mà chúng ta có thể hiểu một mạng lưới kích cỡ lỡn. Xem trang 1.