Tân Nguyên Đạo luận về tinh thần của triết học Trung Quốc, trình bày sự tiến triển của các dòng chủ lưu của triết học Trung Quốc, phê bình những mặt được mất, và nhấn mạnh địa vị của tâm lý học trong lịch sử triết học Trung Quốc.
Trong Tân Nguyên Đạo tác giả thường nhắc đến một số khái niệm mà ông dùng trong quyển Tân Nguyên Nhân. Để đọc giả có thể theo dõi dễ dàng, sau đây là tóm tắt của Tân Nguyên Nhân:
Tân Nguyên Nhân là triết học về nhân sinh, luận về kiếp người và bốn cảnh giới của nó:
1- Cảnh giới tự nhiên (con người sống theo bản tính hay tập quán tự nhiên)
2- Cảnh giới công lợi (con người sống vì lợi ích cá nhân, vụ lợi riêng cho mình)
3- Cảnh giới đạo đức (con người sống vì lợi ích của tha nhân, của cộng đồng)
4- Cảnh giới thiên địa (con người hiểu được ý nghĩa của con người đối với vũ trụ, biết sống hợp nhất với vũ trụ)
Công dụng của triết học là giúp con người chuyển hóa từ hai cảnh giới trước sang hai cảnh giới sau, tức là nhằm sống đạo đức và hợp nhất với trời đất. Xin đọc thêm phần tóm tắt Tân Lý học của Phùng Hữu Lan trong bài phụ lục "Biển rộng trời cao ta vút bay"
Về tác giả
Tiến sĩ Phùng Hữu Lan tự là Chi Sinh (1895 -
1990), sinh tại trấn Kỳ Nghi, huyện Đường Hà, tỉnh Hà Nam. Ông tốt
nghiệp Đại học Colombia, Mỹ năm 1924 - rực sáng suốt thế kỷ 20 như là
một sử gia hàng đầu về Triết học Trung Quốc, đồng thời cũng là triết gia
hiện đại với học thuyết Tân lý học mà ngày nay được gọi là "Phùng học".
Học giả Lý Thận của Trung Quốc cho rằng nếu người Trung Quốc biết đến
học thuật của phương Tây nhờ các công trình dịch thuật của Nghiêm Phục,
thì người ngoại quốc hiểu được Triết học Trung Quốc phần lớn là nhờ
Phùng Hữu Lan.
Từ khi ra đời, bộ Trung Quốc Triết Học Sử
đã trở thành sách giáo khoa trọng yếu của bậc Đại học và cũng là tác
phẩm kinh điển trong lĩnh vực lịch sử Triết học Trung Quốc, chiếm địa vị
quan trọng không chỉ ở Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (với nguyên tác
Hán ngữ), mà còn ở phương Tây (với bản dịch Anh ngữ của Derk Bodde từ
năm 1937). Bộ sách bày đã được dịch giả Lê Anh Minh dịch là Lịch sử Triết học Trung Quốc.
Sau khi xuất bản Trung Quốc Triết Học Sử, Phùng Hữu Lan viết một bản rút gọn bằng tiếng Anh với nhan đề A Short History of Chinese Philosophy, Macmillan Company, xuất bản năm 1948.
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời tựa
Dẫn nhập
Chương 1: Khổng Tử và Mạnh Tử
Chương 2: Dương Chu và Mặc Địch
Chương 3: Danh gia
Chương 4: Lão tử và Trang Tử
Chương 5: Dịch Truyện và Trung Dung
Chương 6: Hán Nho
Chương 7: Huyền học
Chương 8: Thiền Tông
Chương 9: Đạo học
Chương 10: Hệ thống Triết học mới.
Phụ lục: Biển rộng trời cao ta vút bay.