Triết học không đi tìm một quyền uy tối thượng mà đi tìm cơ sở, căn cứ, và mọi yêu sách về chân lý phải được biện minh công khai trước lý tính, trước logos lý luận. Từ đó mở ra con đường dẫn đến vô vàn những hệ thống tư tưởng phức tạp, những bộ môn khoa học chuyên ngành. Và cũng vì thế, nguồn cội lịch sử của các khoa học nằm trong triết học.
Đi vào rừng rậm ấy, ta cần một bản đồ, và tốt hơn biết bao nếu có một người hướng đạo dễ mến, vừa đồng hành cùng ta trong tình thân ái, vừa có đủ kinh nghiệm và sự thành thạo để không chỉ giúp ta khỏi lạc lối mà còn khuyên ta nên dừng lại đúng lúc, đúng chổ để thưởng thức bao cỏ lạ hoa thơm. Chúng ta đang may mắn có được một người bạn đồng hành, hơn thế, một người hướng đạo có đầy đủ các đức tính ấy qua bộ ba công trình thật đáng quý này.
- Bùi Văn Nam Sơn
Mục lục
Chương 1: Dẫn nhập
Chương 2: Nội dung của tri thức
Chương 3: Triết học khoa học
Chương 4: Ngôn ngữ và luận lý học
Chương 5: Triết học tâm lý
Chương 6: Triết học tôn giáo
Chương 7: Đạo đức học
Chương 8: Triết học chính trị
Chương 9: Triết học lục địa
Chương 10: Các ngành triết học
Chương 11: Phạm vi của triết học ngày nay
Phần phụ lục:
I- Ba mươi triết gia
II- Bảng chú giải thuật ngữ
Thư mục
Bài đọc thêm: Một hồ sơ chủ nghĩa hậu hiện đại