Kinh tế học hài hước - cuốn sách bán chạy nhất theo bình chọn của New York Times - với hơn 4 triệu bản được dịch ra 35 thứ tiếng, thực sự là cuộc cách mạng trong tư duy khiến bất cứ ai từng đọc qua cũng phải thay đổi cách nhìn nhận về thế giới xung quanh.
Giờ đây, Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner cùng cuốn Siêu kinh tế học hài hước sẽ lại một lần nữa mở ra cho những độc giả quen thuộc cũng như lần đầu biết đến họ một cái nhìn mới sâu sắc hơn, dí dỏm hơn và cũng đầy ngạc nhiên hơn.
Siêu kinh tế học hài hước - Bùng Nổ với những câu hỏi đáng suy ngẫm song không kém phần thú vị:
- Tại sao một cô gái đứng đường lại giống ông già Noel trong cửa hàng bách hóa?
- Làm thế nào để tóm dính một phần tử khủng bố?
- Giông bão, trụy tim và tai nạn giao thông giống nhau ở điểm gì?
- Lòng vị tha và sự vô cảm - thứ nào dễ kiểm soát hơn?
- Có thể cứu thế giới bằng việc ăn thịt một con kangaroo không?
Bằng những suy luận dí dỏm kết hợp với khả năng kể chuyện tài tình, Levitt và Dubner đã lần lượt giải đáp những khúc mắc cho các vấn đề như: sự nóng lên toàn cầu; vì sao mại dâm ngày nay lại rớt giá thê thảm hay tìm hiểu xem mọi người phản ứng ra sao khi bị kích động. Thế giới thông qua nhãn quan của các tác giả đầy hiện thực - có tốt, xấu, kỳ dị, và hơn hết là "siêu hài hước".
Mục lục
Vài lời phân bua
Dẫn nhập: Đưa sự hài hước vào kinh tế
Chương 1. Tại sao một gái đứng đường lại giống ông già Noel trong cửa hàng bách hóa?
Chương 2. Tại sao những kẻ đánh bom liều chết nên mua bảo hiểm nhân thọ
Chương 3. Những câu chuyện khó tin về sự vô cảm và lòng vị tha
Chương 4. Giải pháp đã có - rẻ tiền và đơn giản
Chương 5. Ngài Algore và núi lửa Pinatubo có điểm gì chung?
Lời kết: Khỉ cũng là người.