“Lại một cuốn sách phóng sự nữa à?” Có thể bạn sẽ thốt lên như thế.
Những đồng nghiệp của tác giả như Hoàng Minh Phương, Huỳnh Dũng Nhân - nổi tiếng nhờ phóng sự - đã viết sách để hướng dẫn kỹ thuật phóng sự. Nhưng thiết nghĩ, thêm một cuốn nữa thì cũng tốt. Sinh viên báo chí cùng những bạn muốn viết loại bài này nhằm cộng tác với các báo lại có tài liệu để tham khảo.
Là nhà báo giảng dạy về báo chí, tác giả luôn tâm niệm mình phải hướng dẫn cho sâu nhưng dễ hiểu. Qua đó hỗ trợ được nhiều bạn trẻ vững bước vào nghề báo - một nghề hấp dẫn, và các báo có thêm cộng tác viên.
Sách bạn đang cầm trên tay đương nhiên đi theo hướng này. Nó chủ yếu dựa trên những bài
giảng và thực hành về phóng sự của đồng nghiệp trong, ngoài nước và của tác giả.
Sách gồm những chương sau:
Dẫn nhập, để nói cho bạn biết phóng sự là gì.
Và phóng sự có thật là một thể loại bao trùm, thể loại vua của báo chí? Rồi đến
chương thứ nhất về viết sao cho dễ hiểu. tại sao? cũng… dễ hiểu.
Qua chương thứ hai, chúng ta sẽ thảo luận việc viết như nói nhằm viết dễ hiểu và viết cho dễ, tức kỹ thuật chuyển lời nói thành văn viết, thành những phóng sự dễ đọc.
Trong chương thứ ba, vẫn liên quan đến việc dễ viết, bạn được gợi ý về dàn bài - một cơ hội để ôn lại, do bạn từng thực hành nhiều ở bậc tiểu học và trung học. Đây là một kỹ thuật kinh điển; những cây bút dày dạn kinh nghiệm đều sử dụng theo cách này hoặc cách khác, nhưng thường không nói ra.
Đặc biệt sách còn có chương về một nội dung ít thấy trong những sách hướng dẫn viết báo. Đó là ngữ pháp (chương thứ tư). Nhưng nó không giống như ngữ pháp của sách giáo khoa hay gây sợ hãi cho người học, mà là một loại ngữ pháp giản lược, thực dụng của những người thường xuyên dùng đến ngòi bút.
Sau những chương cơ bản trên về viết lách, chúng ta sẽ thảo luận những kỹ thuật viết phóng sự theo hướng thực hành. trước hết, chúng ta sẽ học hỏi những nhà văn chuyên viết truyện ngắn. bởi tác giả sách này quan niệm một phóng sự với nhân vật, bối cảnh, tình tiết, cao trào… thì không khác gì một truyện ngắn. Nếu đọc những tờ báo có mục phóng sự, thỉnh thoảng bạn sẽ nhận ra được một số cây bút đi theo hướng đó. Đây là nội dung của chương thứ năm, cũng là nội dung mà những sách phóng sự khác không có.
Trong chương thứ sáu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thực hành sâu phóng sự chân dung. Nói gì thì nói, viết phóng sự là viết về con người - cá nhân hoặc tập thể; quan tâm lớn nhất của độc giả luôn dành cho con người. các báo thường xuyên đăng những bài chân dung, được gọi bằng những cái tên khác nhau:
"Đường vào phóng sự báo chí"
Ký nhân vật, chân dung nhân vật, Người tốt - việc tốt… hẳn bạn cũng đã đọc và nhận ra?
Sách còn có một nội dung không được đề cập đến trong những tài liệu hướng dẫn về phóng sự khác: Nỗi sợ hãi do viết lách gây ra. Nói chữ là “bệnh nghẽn văn”. Làm thế nào để vượt qua? trong chương thứ bảy này, tác giả sách sẽ trích dẫn nhiều lời khuyên của đồng nghiệp nước ngoài và của người chuyên hướng dẫn viết lách, ngõ hầu giúp bạn vượt qua được cản ngại đó như tác giả đã từng. Tác giả cũng đưa một số bài của mình vào sách nhằm cho thấy viết theo kiểu phóng sự nào phải quá khó. Qua đó, cho thấy thêm rằng không cần thiết phải gò ép mình vào một khuôn mẫu nhất định. vì mục đích này, tác giả đã phỏng vấn một số nhà văn, nhà báo: Dương Thụy, Nguyễn tập, Quốc việt, Phạm Công Luận, Trần Nhật Vy và Trung Nghĩa. bạn sẽ tìm thấy những bài phỏng vấn đó trong phụ lục của sách. Ý kiến của họ - mà tác giả rất trân trọng - chắc chắn sẽ giúp ích được cho những bạn sử dụng sách này.