Từ Lúa Sang Tôm

Nhà xuất bản: Đại Học Quốc Gia TP. HCM
Hình thức bìa: Bìa mềm
Trọng lượng (gr):550
  • Giá bìa: 98.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 78.400 đ
  • Tiết kiệm: 19.600 đ (20%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Quyển sách "Từ lúa sang tôm: hành vi giảm thiểu rủi ro và khai thác vốn xã hội của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long" của Tiến sĩ Ngô Thị Phương Lan là một công trình khoa học quan trọng trong nhân học kinh tế và kinh tế phát triển về Việt Nam. Quyển sách và luận án dựa vào dữ liệu thực địa dài ngày của chính tác giả tại hai cộng đồng phát triển mạnh nghề nuôi tôm, một cộng đồng ở vùng Hậu Giang, và một ở vùng Tiền Giang của đồng bằng sông Cửu Long. Kết hợp hài hòa phân tích định tính và định lượng, luận án và quyển sách của TS. Ngô Thị Phương Lan làm rõ chiến lược phân tán và giảm thiểu rủi ro của nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long và vai trò của mạng lưới xã hội hay vốn xã hội trong chiến lược này.

Mục lục

CHƯƠNG I: Quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm và tổng quan về cộng đồng nông dân chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long.

CHƯƠNG II: Rủi ro và vốn xã hội: Khái niệm và các quan điểm lý thuyết.

CHƯƠNG III: Hành vi giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh tế của nông dân nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

CHƯƠNG IV: Quan hệ xã hội và vốn xã hội trong hoạt động kinh tế của cộng đồng nông dân nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Với nội dung chính nghiên cứu về hoạt động nuôi tôm, quan hệ xã hội và vốn xã hội của nông dân người Việt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã tìm hiểu nhiều công trình tiếp cận chủ đề này theo những hướng liên quan đến nghiên cứu của tác giả như sau:

- Trồng lúa và nuôi tôm như các phương thức mưu sinh của nông dân.

- Nuôi tôm là một nghề có tính rủi ro cao.

- Quan hệ xã hội của cộng đồng nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu.

Cảm nhận từ độc giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này