HỆ THỐNG CƠ QUAN GIÁM SÁT TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1885) TỪ THIẾT CHẾ, ĐỊNH CHẾ ĐẾN THỰC TIẾN
Năm 1802 Nguyễn Ánh giành được chiến thắng trước nhà Tây Sơn lập ra vương triều Nguyễn, mở đầu giai đoạn trị vì kéo dài 43 năm của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam. Trong thời gian trị vì, 4 vị vua đầu của triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức đã dày công xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền vững mạnh. Từ đó, khi đặt phép so sánh với các triều đại quân chủ Việt Nam trước đó, triều Nguyễn đã xây dựng được bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
Bộ máy nhà nước của triều Nguyễn được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam trước đó và nhà Thanh (Trung Quốc) đương thời. Trải qua quá trình hoạt động, bộ máy nhà nước của triều Nguyễn thời kỳ độc lập tự chủ (1802-1885) đã có những đóng góp nhất định. Một trong những nguyên nhân góp phần giúp cho triều Nguyễn có được những đóng góp trên đó là triều đại này đã xây dựng, vận hành một hệ thống cơ quan giám sát khá hoàn chỉnh và hiệu quả.
Từ khoảng năm 1945 cho đến nay, mặc dù trải qua một vài thăng trầm bởi các yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng những công trình khảo cứu vẫn tiếp diễn, kèm theo đó là việc tích cực bảo tồn, trùng tu, phục dựng và phát huy giá trị các công trình kiến trúc của triều Nguyễn cũng như được quan tâm đầu tư rất lớn, từ đó, những con người đương thời có thêm được những tài liệu quý giá để có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tư pháp, thanh tra, giám sát nói riêng và bộ máy nhà nước của Việt Nam nói chung.
Cuốn sách “HỆ THỐNG CƠ QUAN GIÁM SÁT TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1885) TỪ THIẾT CHẾ, ĐỊNH CHẾ ĐẾN THỰC TIẾN” là sự tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu với sự dày công thu thập, như từ bộ “Khâm định Đại Nam hội điền sự lệ”, Đại Nam thực lục”,… cho đến kết quả của các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng như từ những khóa luận của các sinh viên khoa Sử của các trường đại học danh tiếng
Từ đó, cuốn sách hoàn toàn là một nội dung rất đặc biệt và đầy đủ cho những ai muốn tìm hiểu bộ máy nhà nước của triều Nguyễn, hơn nữa thấy được tính kế thừa có chọn lọc và sáng tạo của triều Nguyễn trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan giám sát nói riêng. Đồng thời khẳng định vai trò của cơ quan giám sát cũng như ảnh hưởng của vua, triều đình và hệ thống bộ máy nhà nước đối với tổ chức này. Một đóng góp quan trọng nữa của công trình này đó là sẽ đi sâu nghiên cứu, làm rõ cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn trên hai khía cạnh là cơ chế độc lập và cơ chế phối hợp, liên kết. Từ đó, có những nhận định, đánh giá về đóng góp và hạn chế trong quá trình triều Nguyễn xây dựng và vận hành hệ thống cơ quan giám sát nói riêng, cơ quan tư pháp nói chung trong thời kỳ triều Nguyễn còn độc lập, tự chủ (1802-1885).