Khai Tâm | Lịch Sử | Những người Bồ Đào Nha Tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học (cho đến 1560)

Danh sách sản phẩm

Những người Bồ Đào Nha Tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học (cho đến 1560)

Tác giả: Roland Jacques
Nhà xuất bản: NXB Khoa Học - Xã Hội
Công ty phát hành: Mai Ha Books
Số trang: 179
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 07/2022
Trọng lượng (gr):270
  • Giá bìa: 229.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 183.200 đ
  • Tiết kiệm: 45.800 đ (20%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:

Giáo sư Roland Jacques là nhà khoa học người Pháp, nguyên là trưởng khoa Luật Công giáo Đại học Saint-Paul của Ottawa (Canada), đồng thời là Tiến sĩ luật học tại Ðại học Paris-XI và Tiến sĩ giáo luật tại Học viện Công giáo Paris. Ông có một niềm say mê nghiên cứu Việt ngữ mãnh liệt và đã hoàn thành chương trình Ban cử nhân và tiền tiến sĩ (DEA) về Việt học và Viễn Ðông học tại Ðại học Viện các Ngôn ngữ và Văn minh Ðông phương Quốc gia ở Paris.

Trong số những công trình ông đã thực hiện, Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học (cho đến năm 1650) có thể coi là tác phẩm thể hiện trọn vẹn, khái quát nhất quan điểm cũng như thành quả nghiên cứu Việt ngữ trong nhiều năm của ông.

Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học (cho đến năm 1650) vốn là luận án Tiến sĩ của Roland Jacques (DEA), chuyên ngành Viễn Đông và châu Á - Thái Bình Dương. Trọng tâm nghiên cứu của công trình này là Đông Nam Á, cụ thể là tập trung vào Ngôn ngữ, Văn minh và Văn hóa Việt Nam.

Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học (cho đến 1650) được chia làm 2 phần chính:

Quyển 1: Những nhà tiên phong người Bồ Đào Nha, gồm 2 phần: các văn bản viết tay; và các nguyên lý và phương pháp của Francisco de Pina.

Mở đầu cuốn sách, Roland Jacques đã khẳng định vai trò của Cha Alexandre de Rhodes trong việc hình thành chữ Quốc ngữ ở Việt Nam. Bên cạnh các công trình của A. de Rhodes, tác giả còn đề cập đến nhiều nguồn tài liệu viết tay khác chưa được xuất bản của giáo sĩ  Francisco de Pina - người thầy dạy chữ tiền Quốc ngữ cho A. de Rhodes - hoặc các tài liệu khác viết và nghiên cứu về ông như: Bộ sưu tập Jesuítas na Ásia, Bức thư của Francisco de Pina nói về những khó khăn của ông trong công cuộc La Tinh hóa chữ viết của người Việt, Manuductio ad linguam Tunckinensem (Nhập môn (học) tiếng Tonkin).

Quyển 2: Một tác phẩm tiên phong của ngôn ngữ học Việt Nam:

Sang đến phần hai, tác giả đã cung cấp cho bạn đọc nội dung bản dịch tiếng Việt của tác phẩm Manudutio ad linguam tunckinensem - tác phẩm được soạn thảo bởi một người Thụy Sĩ nói tiếng Đức đã dạy ngữ pháp La Tinh ở Bồ Đào Nha. Từ “Manuductio” (“nhập môn”) nên hiểu ở đây là phương pháp dùng cho người không phải là bản địa muốn học ngôn ngữ đó, chứ không phải là hệ thống chữ viết cho người bản địa nói tiếng Việt sử dụng. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy, bên cạnh các văn bản ngữ pháp và từ điển của A. de Rhodes, Manuduction cũng là một người bạn song hành đáng tin cậy và cần phải thừa nhận trong quá trình học tập và tìm hiểu về chữ Quốc ngữ.

Roland Jacques kết thúc cuốn sách bằng những phân tích ngữ âm tiếng Việt trong Previs declaratio của A. de Rhodes và trong Manuductio ad linguam Tunckinensem. Cả hai tác phẩm này đã soi sáng cho tác giả suốt quá trình nghiên cứu và đã chứng minh tầm quan trọng chủ yếu của tiếng Bồ, và nhất là ngữ âm của nó, đối với việc chế tác chữ Quốc ngữ.

Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học (cho đến 1650) sẽ là nguồn tư liệu hữu ích và cần thiết cho những người quan tâm tìm hiểu lĩnh vực Việt ngữ học buổi sơ khai.


Cảm nhận từ độc giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này