Nhân loại, một lịch sử tràn đầy hi vọng đi sâu phân tích những cuộc nghiên cứu về bản chất con người từng được thực hiện trong lịch sử.Bregman đã sử dụng lối lập luận song hành khi so sánh và đối chiếu quan điểm giữa Thomas Hobbes và Jean-Jacques Rousseau, lấy hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau làm điểm xuất phát cho cuốn sách của mình.
Một mặt, quan điểm của Hobbes cho rằng: con người vốn có bản chất ích kỉ, là những kẻ bạo lực và ưa chiến tranh và chỉ có nhà nước cùng với luật pháp mới kìm hãm được bản chất xấu xa đó.Mặt khác, Rousseau, người nổi tiếng với tuyên bố rằng: con người sinh ra đã được tự do và chính nền văn minh - với sức mạnh của luật đã hạn chế và trói buộc tự do của con người. Và Bregman đã đặt niềm tin cũng như bảo vệ quan điểm của Rousseau. Anh dựa vào quan điểm của Rousseau và vẽ nên bức tranh trong đó, trong hơn 300.000 năm,Homo sapiensđã sống một cuộc sống viên mãn, hòa hợp với thiên nhiên và cộng đồng, luôn đoàn kết và chung sống hòa bình với nhau.
Thông qua cách tiếp cận đa ngành như lịch sử, tâm lý học, khảo cổ học, Bregman đưa độc giả vào hành trình phá bỏ thế giới quan của Hobbes, khám phá cách chúng ta có thể sử dụng bản chất tốt đẹp vốn có của mình để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.Bregman không ngại đối đầu với một số ứng cử viên nặng kí trong cuộc tranh luận – bao gồmthí nghiệm máy sốc điện của Stanley Milgramvàthí nghiệm nhà tù tại Đại học Stanford của Philip Zimbardo – những chuyên gia với những nghiên cứu tâm lý nổi tiếng có ảnh hưởng đã cung cấp cơ sở khoa học cho lập luận rằng bản chất con người vốn là “ích kỉ và tư lợi”.Thậm chí Bregman còn đưa cả lĩnh vực văn hóa vào cuộc tranh luận này, chứng minh “tai tiếng” của cuốn tiểu thuyết nằm trong danh sách những cuốn sách bản chạy,Chúa ruồi,so sánh với câu chuyện Chúa ruồi trong đời thực, và đã đưa ra cái kết khiến ai nấy đều phải kinh ngạc.
Điểm đặc biệt là Bregman đã dành một phần cuốn sách này để nhìn nhận lại sự kiện đau thương và kinh hoàng trong lịch sử nhân loại, như Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, thảm họa Holocaust, cơn bão Katrina (2005)… đây là các sự kiện cung cấp bằng chứng không thể chối cãi về tính ác của con người.Bằng cách xem xét những hành động tàn bạo như vậy, Bregman giải mã nguyên nhân cũng như điều kiện khiến những người trong cuộc làm ra những hành động tàn ác.Bregman làm điều này một cách khéo léo, nhưng cũng không hề nương tay giảm bớt sự thật để xoa dịu những vết sẹo lịch sử mà đến ngày hôm nay, nhân loại vẫn rùng mình sởn ốc khi nhắc đến.Trong nhiều trường hợp, Bregman nhận thấy rằng ham muốn bạo lực, hỗn loạn đóng rất ít vai trò khiến con người có những hành động tàn ác; thay vào đó, ông đưa ra một phân tích mới và lôi cuốn về vai trò của quyền lực. Chính quyền lực mới là thứ tác động trực tiếp đến sự sống còn đối với các quyết định mà những người “bình thường” đưa ra, bao gồm cả những với những quyết định gây ra hậu quả kinh hoàng.
Trong khi lịch sử truyền thống miêu tả sự sụp đổ của các nền văn minh là “thời kì đen tối”, với mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn, thì các học giả hiện đại lại coi chúng như một sự cứu rỗi, trong đó những người nô lệ giành được tự do và nền văn hóa của họ phát triển mạnh mẽ.Giống như nhiều phần khác trong cuốn sách này, sự thật có lẽ nằm ở đâu đó giữa hai quan điểm đã được đưa ra. Trong mọi trường hợp, nỗi sợ hãi về sự sụp đổ của nền văn minh, Bregman tin rằng điều đó không hề có cơ sở.Đó là kết quả của điều mà nhà sinh vật học người Hà Lan,Frans de Waagọi là “lý thuyết vỏ ngoài” – “lý thuyết này cho rằng văn minh chỉ là một lớp vỏ bọc ngoài mỏng manh, dễ biến mất trước sự khiêu khích dù nhỏ nhặt nhất”.Trong thực tế, Bregman lập luận, khi các thành phố là đối tượng của các chiến dịch ném bom hoặc khi một nhóm trẻ em trai bị đắm tàu trên một hoang đảo như Ata, thì điều đáng chú ý là sự hợp tác, sức mạnh của cộng đồng và những ưu tiên cho lợi ích chung luôn được đặt lên hàng đầu.
Những công trình khoa học nghiên cứu về bản chất con người là xấu xa được nhiều người biết đến bởi vì tất cả chúng ta đều nhanh chóng tin vào điều tồi tệ và vì ai cũng thích đọc những bài viết giật gân, khác lạ và các ông lớn về truyền thông như Facebook, Twitter thì luôn ưu tiên hiển thị cho những thông tin giật gân đó. Xu hướng của chúng ta là nhìn vào, không ngừng lặp đi lặp lại từng mẩu bằng chứng để hỗ trợ cho niềm tin vào sự tàn bạo bẩm sinh.Chúng ta cố tình gạt qua một bên những bằng chứng chứng minh rằng xu hướng tự nhiên của con người là: cho phép bản thân mình làm những điều tốt hơn.
Với Nhân loại, Bregman đưa ra nhiều ví dụ khác nhau để cho thấy rằng khi chúng ta mong đợi những điều tốt đẹp hơn, chúng ta trở nên tốt hơn – đó là một lời tiên tri tự ứng nghiệm.Không có ví dụ nào nổi bật như nhà tù Halden được an ninh tối đa, nằm trong khu rừng phía bắc Oslo, Na Uy và nhà tù Bastøy, nằm trên một hòn đảo chỉ cách Halden vài chục ki lô mét. Các lính canh ở đó không mang theo vũ khí, thay vào đó họ dùng bữa với các tù nhân, trò chuyện và giải trí với họ.Các tù nhân không sống trong phòng giam, nhưng họ tự trồng rau, được đi làm thuê cho các cơ sỏ bên ngoài nhà giam, tự do di chuyển trong các tòa nhà và khu đất của trại giam và theo đuổi các sở thích.Những biện pháp này đã mang lại hoa trái, tỉ lệ tái phạm tội thấp hơn 50% so với các trại giam truyền thống và chi phí vận hành thấp hơn đáng kể.Mục tiêu của chính sách này là chuẩn bị cho các tù nhân trở lại cuộc sống bình thường, với các kĩ năng cần thiết để họ không bao giờ quay trở lại nhà tù nữa.
Ở một khía cạnh nào đó, câu chuyện về tình người được dệt nên trong cuốn sách này đủ để tiên báo về một con đường tốt đẹp mà nhân loại đang tiến về phía trước. Đó là một “chủ nghĩa hiện thực mới”, một lời tiên tri tự ứng nghiệm để chúng ta tin rằng bản chất con người vốn rất đỗi tốt đẹp và trong quá trình phát triển, con người vẫn luôn hướng về những giá trị “như Golding nói là ‘bản chất con Người với chữ N viết hoa’.”
Trong thời điểm mà chủ nghĩa dân túy và yếm thế đang đạt đến tầm cao mới thì Rutger Bregman với Nhân loại, một lịch sử tràn đầy hi vọng đã mang đến một giải pháp mới, tích cực và lạc quan hơn, dự báo một tương lai mới, sáng sủa hơn về nhân loại.
Đã đến lúc cần có một cái nhìn mới về bản chất con người!
Trongcuốn sách Nhân loại, một lịch sử tràn đầy hi vọng,nhà sử học Rutger Bregmansẽ đưa độc giả vào cuộc hành trình phá bỏ những giả định của những nghiên cứu trước đây về bản chất con người vốn coi con người là ích kỉ và tư lợi, thay vào đó khám phá cách con người sử dụng bản chất rất đỗi tốt đẹp của mình để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Nhân loại, một lịch sử tràn đầy hi vọng đi sâu phân tích những cuộc nghiên cứu về bản chất con người từng được thực hiện trong lịch sử.Bregman đã sử dụng lối lập luận song hành khi so sánh và đối chiếu quan điểm giữa Thomas Hobbes và Jean-Jacques Rousseau, lấy hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau làm điểm xuất phát cho cuốn sách của mình.
Một mặt, quan điểm của Hobbes cho rằng: con người vốn có bản chất ích kỉ, là những kẻ bạo lực và ưa chiến tranh và chỉ có nhà nước cùng với luật pháp mới kìm hãm được bản chất xấu xa đó.Mặt khác, Rousseau, người nổi tiếng với tuyên bố rằng: con người sinh ra đã được tự do và chính nền văn minh - với sức mạnh của luật đã hạn chế và trói buộc tự do của con người. Và Bregman đã đặt niềm tin cũng như bảo vệ quan điểm của Rousseau. Anh dựa vào quan điểm của Rousseau và vẽ nên bức tranh trong đó, trong hơn 300.000 năm,Homo sapiensđã sống một cuộc sống viên mãn, hòa hợp với thiên nhiên và cộng đồng, luôn đoàn kết và chung sống hòa bình với nhau.
Thông qua cách tiếp cận đa ngành như lịch sử, tâm lý học, khảo cổ học, Bregman đưa độc giả vào hành trình phá bỏ thế giới quan của Hobbes, khám phá cách chúng ta có thể sử dụng bản chất tốt đẹp vốn có của mình để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.Bregman không ngại đối đầu với một số ứng cử viên nặng kí trong cuộc tranh luận – bao gồmthí nghiệm máy sốc điện của Stanley Milgramvàthí nghiệm nhà tù tại Đại học Stanford của Philip Zimbardo – những chuyên gia với những nghiên cứu tâm lý nổi tiếng có ảnh hưởng đã cung cấp cơ sở khoa học cho lập luận rằng bản chất con người vốn là “ích kỉ và tư lợi”.Thậm chí Bregman còn đưa cả lĩnh vực văn hóa vào cuộc tranh luận này, chứng minh “tai tiếng” của cuốn tiểu thuyết nằm trong danh sách những cuốn sách bản chạy,Chúa ruồi,so sánh với câu chuyện Chúa ruồi trong đời thực, và đã đưa ra cái kết khiến ai nấy đều phải kinh ngạc.
Điểm đặc biệt là Bregman đã dành một phần cuốn sách này để nhìn nhận lại sự kiện đau thương và kinh hoàng trong lịch sử nhân loại, như Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, thảm họa Holocaust, cơn bão Katrina (2005)… đây là các sự kiện cung cấp bằng chứng không thể chối cãi về tính ác của con người.Bằng cách xem xét những hành động tàn bạo như vậy, Bregman giải mã nguyên nhân cũng như điều kiện khiến những người trong cuộc làm ra những hành động tàn ác.Bregman làm điều này một cách khéo léo, nhưng cũng không hề nương tay giảm bớt sự thật để xoa dịu những vết sẹo lịch sử mà đến ngày hôm nay, nhân loại vẫn rùng mình sởn ốc khi nhắc đến.Trong nhiều trường hợp, Bregman nhận thấy rằng ham muốn bạo lực, hỗn loạn đóng rất ít vai trò khiến con người có những hành động tàn ác; thay vào đó, ông đưa ra một phân tích mới và lôi cuốn về vai trò của quyền lực. Chính quyền lực mới là thứ tác động trực tiếp đến sự sống còn đối với các quyết định mà những người “bình thường” đưa ra, bao gồm cả những với những quyết định gây ra hậu quả kinh hoàng.
Trong khi lịch sử truyền thống miêu tả sự sụp đổ của các nền văn minh là “thời kì đen tối”, với mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn, thì các học giả hiện đại lại coi chúng như một sự cứu rỗi, trong đó những người nô lệ giành được tự do và nền văn hóa của họ phát triển mạnh mẽ.Giống như nhiều phần khác trong cuốn sách này, sự thật có lẽ nằm ở đâu đó giữa hai quan điểm đã được đưa ra. Trong mọi trường hợp, nỗi sợ hãi về sự sụp đổ của nền văn minh, Bregman tin rằng điều đó không hề có cơ sở.Đó là kết quả của điều mà nhà sinh vật học người Hà Lan,Frans de Waagọi là “lý thuyết vỏ ngoài” – “lý thuyết này cho rằng văn minh chỉ là một lớp vỏ bọc ngoài mỏng manh, dễ biến mất trước sự khiêu khích dù nhỏ nhặt nhất”.Trong thực tế, Bregman lập luận, khi các thành phố là đối tượng của các chiến dịch ném bom hoặc khi một nhóm trẻ em trai bị đắm tàu trên một hoang đảo như Ata, thì điều đáng chú ý là sự hợp tác, sức mạnh của cộng đồng và những ưu tiên cho lợi ích chung luôn được đặt lên hàng đầu.
Những công trình khoa học nghiên cứu về bản chất con người là xấu xa được nhiều người biết đến bởi vì tất cả chúng ta đều nhanh chóng tin vào điều tồi tệ và vì ai cũng thích đọc những bài viết giật gân, khác lạ và các ông lớn về truyền thông như Facebook, Twitter thì luôn ưu tiên hiển thị cho những thông tin giật gân đó. Xu hướng của chúng ta là nhìn vào, không ngừng lặp đi lặp lại từng mẩu bằng chứng để hỗ trợ cho niềm tin vào sự tàn bạo bẩm sinh.Chúng ta cố tình gạt qua một bên những bằng chứng chứng minh rằng xu hướng tự nhiên của con người là: cho phép bản thân mình làm những điều tốt hơn.
Với Nhân loại, Bregman đưa ra nhiều ví dụ khác nhau để cho thấy rằng khi chúng ta mong đợi những điều tốt đẹp hơn, chúng ta trở nên tốt hơn – đó là một lời tiên tri tự ứng nghiệm.Không có ví dụ nào nổi bật như nhà tù Halden được an ninh tối đa, nằm trong khu rừng phía bắc Oslo, Na Uy và nhà tù Bastøy, nằm trên một hòn đảo chỉ cách Halden vài chục ki lô mét. Các lính canh ở đó không mang theo vũ khí, thay vào đó họ dùng bữa với các tù nhân, trò chuyện và giải trí với họ.Các tù nhân không sống trong phòng giam, nhưng họ tự trồng rau, được đi làm thuê cho các cơ sỏ bên ngoài nhà giam, tự do di chuyển trong các tòa nhà và khu đất của trại giam và theo đuổi các sở thích.Những biện pháp này đã mang lại hoa trái, tỉ lệ tái phạm tội thấp hơn 50% so với các trại giam truyền thống và chi phí vận hành thấp hơn đáng kể.Mục tiêu của chính sách này là chuẩn bị cho các tù nhân trở lại cuộc sống bình thường, với các kĩ năng cần thiết để họ không bao giờ quay trở lại nhà tù nữa.
Ở một khía cạnh nào đó, câu chuyện về tình người được dệt nên trong cuốn sách này đủ để tiên báo về một con đường tốt đẹp mà nhân loại đang tiến về phía trước. Đó là một “chủ nghĩa hiện thực mới”, một lời tiên tri tự ứng nghiệm để chúng ta tin rằng bản chất con người vốn rất đỗi tốt đẹp và trong quá trình phát triển, con người vẫn luôn hướng về những giá trị “như Golding nói là ‘bản chất con Người với chữ N viết hoa’.”
Trong thời điểm mà chủ nghĩa dân túy và yếm thế đang đạt đến tầm cao mới thì Rutger Bregman với Nhân loại, một lịch sử tràn đầy hi vọng đã mang đến một giải pháp mới, tích cực và lạc quan hơn, dự báo một tương lai mới, sáng sủa hơn về nhân loại.
Đã đến lúc cần có một cái nhìn mới về bản chất con người!