Siddhārtha Gautama (tiếng Phạn: सिद्धार्थ गौतम, chữ Hán: 悉達多瞿曇, phiên âm Hán-Việt: Tất-đạt-đa Cồ-đàm), còn gọi là Phật Shakyamuni (tiếng Phạn: शाक्यमुनि, chữ Hán: 釋迦牟尼, phiên âm Hán-Việt: Thích-ca-mâu-ni), là một triết gia, đạo sư người Ấn Độ, người sáng lập nên Phật giáo, sống vào thời kỳ Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên. Ông được các tín đồ Phật giáo xem là đã hoàn toàn giác ngộ thành Phật.
Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại và sử liệu, ông là một vương tử hoàng tộc Cồ-Đàm (Gautama) của tiểu quốc Sắc-ca (Shakya) ở Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu), đã từ bỏ đời sống phú quý để tìm đạo. Sau sáu năm cầu đạo, ông đạt được giác ngộ tâm linh và dành 45 năm cuối đời của mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông tiểu lục địa Ấn Độ.[4][5] Tất-đạt-đa đã đề xướng con đường Trung đạo (Majihimāpaṭipadā), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó. Những lời giáo pháp trong thời gian ông đi truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo.
Tất-đạt-đa Cồ-đàm được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi, hiểu rõ được sự vận hành của thế giới xung quanh, đồng thời truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người khác để họ có thể tự chấm dứt khổ đau bản thân, có được hạnh phúc tối thượng.
Khi bạn niệm câu: “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, chữ “Bổn” nghĩa là “gốc”, “Sư” là “Thầy”, “Bổn Sư” chính là “Bậc Thầy gốc”. Đức Phật Thích Ca là bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Ta bà. Chữ “Thích Ca Mâu Ni” là tiếng Ấn Độ, khi dịch nghĩa sang tiếng Trung Quốc, tên Ngài có hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc.
Tranh được vẽ theo nguyên tắc tỉ lệ kinh vẽ và tạc tượng Phật / Tỷ lệ trong phương pháp vẽ Thangka.