"Mặt khác, giáo dục nhân tạo là nhồi nhét vào đầu đủ thứ ý tưởng, bắt nguồn từ việc nghe người khác nói, từ việc học và đọc, trước khi người ta trải nghiệm được thế giới trí thức sâu rộng bằng mắt thấy tai nghe. Những quan sát mà sinh ra ý tưởng chủ yếu tới từ kinh nghiệm; nhưng trước khi trải nghiệm thì những ý tưởng ấy đã được áp dụng sai, và cứ như thế kể cả con người đều sẽ bị phán xét sai, bị nhìn sai và đối xử sai. Cứ như vậy, giáo dục làm tâm trí biến thái; đó là lý do tại sao sau một thời gian dài học và đọc, chúng ta bước vào một thế giới, khi còn trẻ, với những quan điểm nửa phần sai lạc nửa phần sơ sài; chúng ta tự khiến bản thân mình đong đưa lúc thì lo lắng, lúc khác thì đầy tính giả định. Đó là vì đầu óc ta tràn ngập ý tưởng mà ta cố gắng vận dụng, nhưng đều làm sai chỗ." ...
"Như tôi đã nói, cái chính trong giáo dục là kiến thức của một người phải có mục đích đúng đắn; và có thể nói mục tiêu của mọi nền giáo dục là đạt được nó. Nhưng tôi cũng đã chỉ ra rằng điều này phụ thuộc vào việc quan sát từng sự vật trước khi hình thành ý tưởng; xa hơn nữa là những ý tưởng nhỏ này sẽ được mở rộng hơn; và khi hướng dẫn thì chỉ cần bám theo cái quá trình hình thành ý tưởng là được. Nhưng trật tự này không được tuân thủ nghiêm ngặt, khiến những ý tưởng không trọn vẹn và cả sai lầm nảy sinh; kết quả cuối cùng là một nhân sinh quan biến thái tương tự như bản chất của cá nhân ấy – loại nhân sinh quan mà đa số người đều có suốt một thời gian dài, thậm chí đến cuối đời. Nếu như một người tự phân tích nhân cách của mình, anh ta sẽ thấy rằng phải đến khá muộn anh ta mới chợt nhận ra rất nhiều vấn đề khá là đơn giản."
(Trích)