Khai Tâm | Lịch Sử Việt Nam | Tuyển Tập Đồ Bản Và Địa Danh Kinh Thành Huế | H. Cosserat & L. Cadière

Danh sách sản phẩm

[Bộ sách Huế Kỳ Bí] Tuyển Tập Đồ Bản Và Địa Danh Kinh Thành Huế - H. Cosserat & L. Cadière

Nhà xuất bản: NXB Khoa Học - Xã Hội
Công ty phát hành: Mai Ha Books
Số trang: 252
Hình thức bìa: Bìa cứng phủ UV
Ngày xuất bản: 08/2023
Trọng lượng (gr):380
  • Giá bìa: 399.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 319.200 đ
  • Tiết kiệm: 79.800 đ (20%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:

Tuyển Tập Đồ Bản Và Địa Danh Kinh Thành Huế – Ấn phẩm cuối cùng thuộc bộ sách Huế Kì Bí

Khác với hai ấn phẩm trước là “Huế Điều Kì Bí” và “Lăng Gia Long”, ấn phẩm “Tuyển Tập Đồ Bản Và Địa Danh Kinh Thành Huế” lại cung cấp tới bạn đọc một lượng thông tin vô cùng lớn về Kinh thành Huế qua hệ thống đồ bản khổng lồ do hai tác giả Henri Cosserat và Léopold Michel Cadière sưu tầm.

Thực vậy, cho tận đến năm 1884 khi người Pháp đã làm chủ cả Trung Kỳ thì đối với họ, Kinh thành Huế vẫn là một điều cực kỳ bí ẩn. Từ những bí mật về kiến trúc, cung đình và pháo đài Huế cho đến những bí mật về quân sự diễn ra trong Kinh thành, người Pháp đã mất hơn 80 năm nhưng vẫn không có nhiều tài liệu. Đối với một chế độ thực dân như Pháp, việc thiếu đi những điều tra quan trọng như vậy sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới chế độ quân sự và ngoại giao… Và cho đến khi Henri Cosserat và Léopold Michel Cadière bắt đầu công việc của mình, tác phẩm này của hai ông đã được tập san “Đô thành hiếu cổ” ở Huế đăng tải trong nhiều số, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1933.

Trong “Tuyển Tập Đồ Bản Và Địa Danh Kinh Thành Huế”, hai tác giả không chỉ trình bày cho chúng ta mỗi hình ảnh của các đồ bản, mà còn có phân tích kèm theo. 28 đồ bản (hoặc bình đồ) được xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện và được giới thiệu đầy đủ từ xuất xứ (thời gian, nguồn tư liệu, nơi công bố lần đầu…) cũng như ý nghĩa, công dụng cần thiết của chúng.

Ở phần cuối sách – “Địa danh Kinh thành Huế”, tác giả L. Cadière như đã bổ khuyết một bản phụ lục rất tuyệt vời cho “bộ sưu tập” của H. Cosserat. Nhiều nhân vật, địa điểm, sự kiện… trong các đồ bản mà H. Cosserat giới thiệu đã được L. Cadière định vị và lý giải, hơn nữa là bổ chú chi tiết và cặn kẽ – một điều giúp ích không ít cho những nhà Huế học hay những bạn đọc yêu mến xứ Huế như chúng ta ngày nay.

Cảm nhận từ độc giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này