Có thể nói tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ hay, đẹp và rất đặc biệt. Chính yếu tố đặc biệt đã tạo ra kiểu phát âm rất quyến rũ, nhưng lại gây ra nhiều khó khăn cho việc học, nghiên cứu và hoàn thiện, nhất là hoàn thiện phần chữ viết.
Về phần chữ viết nói riêng, có thế thấy còn nhiều điều cần phải đánh giá, nghiên cứu để có thể đưa ra những cải cách phù hợp bởi vì hiện tại nó vẫn còn rất “thô sơ” nhưng lại khá rườm rà do sử dụng nhiều dấu. Ngoài ra, còn nhiều chữ viết chưa thật sự phù hợp giữa cấu tạo và cách phát âm.Việc sử dụng cách ghi âm đơn giản để xây dựng phương pháp viết cho tiếng Việt, một ngôn ngữ vốn rất phức tạp và tinh vi, là nguyên nhân chính gây ra các khiếm khuyết. Song, đáng tiếc hơn cả là tiếng Việt hiện đại khi sử dụng nó đã không thể hiện được hết cái hồn Việt, mà ở đây chủ yếu do chúng ta chưa thật sự đi sâu nghiên cứu để đưa ra một phương pháp cụ thể nhằm vận dụng nét đặc thù của tiếng Việt khi trình bày dưới dạng chữ viết.
Để thấy được cái hay, cái đẹp trong tiếng Việt, cảm nhận được cái hồn Việt trong tiếng mẹ đẻ của mình, tác giả xin trình bày những nét đặc thù của tiếng Việt, đồng thời căn cứ vào đó đề xuất những phương án cải tiến chữ viết. Tuy nhiên, đây chỉ là một đề tài nghiên cứu rút gọn, hơn nữa tác giả chỉ giới hạn tham khảo cuốn giáo trình "Tiếng Việt Đại cương Ngữ âm" của Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh (NXB Đại học Sư phạm, 2012), do đó khó có thể tránh khỏi những thiếu sót hay bất cập và nội dung trình bầy càng không thể dàn trải, tỉ mỉ. Qua đây rất mong được sự quan tâm của độc giả và những đóng góp ý kiến cho tác phẩm.
3. Mục lục
Lời nói đầu
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đặc biệt
II. Những nguyên tắc chính yếu
PHẦN II. NGỮ ÂM
I. Quan điểm chung
II. Nguyên âm
III. Phụ âm
IV. Thanh
V. Âm tiết
VI. Tổng kết phần II
PHẦN III. CẢI TIẾN CHỮ VIỆT
I. Vì sao phải cải tiến chữ Việt
II. Cải tiến chữ Việt như thế nào
III. Phương án cải tiến chữ Việt
IV. Tên riêng và từ kép
V. Tổng kết
PHẦN IV. KẾT LUẬN