Tôi, Charley Và Hành Trình Nước Mỹ

Tủ sách được GS Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt tuyển chọn
Tác giả: John Steinbeck
Dịch giả: Tuấn Việt
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Số trang: 423
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 07/2016
Trọng lượng (gr):470
  • Giá bìa: 125.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 100.000 đ
  • Tiết kiệm: 25.000 đ (20%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Người Mỹ hiện sống ra sao?
Nước Mỹ bây giờ thực sự là như thế nào?

Đây là những câu hỏi mà nhà văn giải Nobel của Mỹ John Steinbeck tự hỏi mình ở tuổi 58. Để trả lời các câu hỏi đó, ông quyết định lái một chiếc tải rong ruổi khắp nước Mỹ, từ thành phố New York bờ Đông, xuyên qua đồng bằng lớn miền Trung, qua vùng núi Montana, sang California ở bờ Tây, đi dọc bờ miền Tây xuống Texas ở phía nam, đi xuyên các bang miền Nam, rồi trở lại New York. Đấy là một hành trình gần  mười sáu ngàn cây số mà John Steinbeck gọi là hành trình “đi tìm nước Mỹ”. Ông chỉ có một người bạn đồng hành duy nhất là con chó xù Charley.

John Steinbeck tìm thấy có lẽ không phải một nước Mỹ mà là rất nhiều nước Mỹ trên cùng mảnh đất Mỹ. Ông thấy không phải một khái niệm “người Mỹ” đồng nhất mà là rất nhiều người Mỹ khác nhau - khác ở địa lý sống, ở sự giàu nghèo, ở niềm tin tôn giáo, ở quan điểm chính trị, ở quan niệm về “giấc mơ Mỹ” và “giá trị Mỹ”. Và như thế, tuy “tìm nước Mỹ” nhưng đây cũng là hành trình John Steinbeck tìm hiểu chính bản thân mình khi ông, với tư cách một nhà văn, đối diện với những người đồng bào đa dạng của mình, những phong cảnh thiên nhiên và thực trạng xã hội phức tạp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông cũng tìm thấy mình trong lúc ông, với tư cách một con người, đối mặt với những khó khăn khi rong ruổi ba tháng liên tục trên đường ở một tuổi không còn trẻ, với một con chó vừa là bạn đồng hành trung thành nhưng cũng có lúc giống một đứa bé khó chiều.

Đọc Tôi, Charley, và hành trình nước Mỹ, bạn sẽ đồng hành với Steinbeck trong việc tìm kiếm nước Mỹ cũng như tìm hiểu bản thân ông; và có thể bạn cũng sẽ tìm kiếm được mình trong sự đồng vọng với hành trình của một nhà văn đã luôn đứng vế phía những người lao động, đã thấy tổ quốc mình tồn tại không phải ở các địa danh mà trước hết, và quan trọng nhất, ở những con người đã lựa chọn mảnh đất này làm nơi sinh sống và, dù khác nhau, đều chỉ đang cố gắng thực hiện một hành trình tồn tại xứng đáng nhất.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn Tôi, Charley và hành trình nước Mỹ của John Steinbeck qua bản dịch của dịch giả Tuấn Việt.

Ngô Bảo Châu và Phan Việt

Mục lục


Những đoạn trích

Lời giới thiệu của nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt

Phần một

Phần hai

Phần ba

Phần bốn

Lời giới thiệu của Jay Parini

Video

Tác giả

JOHN STEINBECK sinh năm 1902 và lớn lên trong một nồng trại màu mỡ giữa thung lũng Salinas, bang California, cách bờ biển Thái Bình Dương khoảng 40km. Năm 1919, ông vào trường đại học Stanford, nơi ông học viết văn một cách ngắt quãng và rời trường vào năm 1925 mà không có mảnh bằng nào. Trong năm năm kế tiếp, ông làm nhiều công việc lao động chân tay và viết báo ở thành phố New York, nơi ông hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, Chén vàng (Cup of Gold; 1929). Sau khi lập gia đình, ông chuyển đến Pacific Grove và bắt tay vào sáng tác hàng loạt tiểu thuyết và truyện ngắn. Cuốn sách được biết đến rộng rãi đầu tiên của ông là cuốn Thị trấn Tortilla Flat (Tortilla Flat, 1935); cuốn sách tập hợp nhiều mẩu chuyện về những người nông dân Monterey.

john steinbeck, toi, charley và cuoc hanh trinh  nuoc my, sach khai tam

Là người luôn tìm kiếm và trải nghiệm, trong suốt sự nghiệp của mình, Steinbeck thường xuyên thay đổi chủ đề và phong cách nhưng thung lũng và duyên hải miền Tây luôn là những chất liệu không thể thiếu trong những tác phẩm của ông. Vào cuối thập niên 1930, ông cho ra đời hàng loạt tác phẩm lớn, trong đó có Chùm nho phẫn nộ (The Grapes of Wrath, 1939), tác phẩm được xem là lớn nhất của ông. Ngoài việc viết lách, Steinbeck còn làm bộ phim Ngôi làng quên lãng (The Forgotten Village, 1941). Ông cũng chứng tỏ mình là một nhà nghiên cứu nghiêm túc về sinh học hải dương qua tác phẩm Biển Cortez (Sea of Cortez, 1941 ). Trong Thế chiến thứ hai và sau đó, ông đã cống hiến rất nhiều tác phẩm mang chủ đề chiến tranh.
 
Trong thập niên cuối đời, Steinbeck sống ở thành phố New York và Sag Harbor với người vợ thứ ba, người đã theo ông trong nhiều cuộc hành trình. Trong giai đoạn này, ông đã thể hiện một năng lực sáng tác tuyệt vời với hàng chục tác phẩm giá trị cao, trong đó có cuốn Charley, tôi và hành trình nước Mỹ (Travels with Charley in Search of America), mà ông cho ra mắt vào năm 1962, cũng là năm ông được trao giải thưởng Nobel văn học.

John Steinbeck mất năm 1968, để lại phía sau ông một di sản văn chương đồ sộ. Với chủ đề trung tâm là phẩm giá trầm lặng của những người cùng khổ, những người bị áp bức, những tác phẩm của Steinbeck thường được ví như bức thông điệp phản kháng đầy cảm xúc trước những bất công của xã hội.

Nhiều tác phẩm của Steinbeck đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, trong đó có Chùm Nho Phẫn Nộ, Của Chuột và Người (Of Mice and Men, 1937), Phía Đông Vườn Địa Đàng (East of Eden, 1952)…
 


Nhận xét

"Một sự khơi gợi đáng sửng sốt về nước Mỹ trước thềm một thập niên chộn rộn.

"Một khúc bi ca xúc động cho những thời đại vô tư.

Tháng 9-1960, John Steinbeck và con chó xù Charley của ông bước vào cuộc hành trình xuyên Mỹ, từ những thị trấn nhỏ đến những thành phố đang phát triển và những vùng đất hoang dã hùng vĩ.

Tôi, Charley và hành trình nước Mỹ chứa đầy sức sống nhờ sự chú ý của Steinbeck đến những chi tiết đặc thù của thế giới tự nhiên và cảm nhận của ông về sự gắn kết mật thiết giữa cuộc sống con người với nhịp điệu của thiên nhiên, với thời tiết, địa dư và sự tuần hoàn của các mùa. Đôi tai thính nhạy của ông luôn dõi theo những cuộc đối thoại giữa người và người, và ông đã ghi lại mối quan tâm, nỗi ám ảnh của những người Mỹ mà ông gặp dọc đường.

"Cực kỳ thú vị! Một sự pha trộn đầy mùi vị về những nơi chốn và những con người tình cờ, kèm với những khảo luận vui buồn lẫn lộn về tất cả mọi thứ, từ những cảm xúc khó khăn khi bước vào tuổi già đến những lý do vì sao cây đại thụ luôn khiến người ta phải kính sợ.”


— The New York Times

Trính đoạn

Kế hoạch của tôi rất rõ ràng, cụ thể và hợp lý, tôi cho là như thế. Suốt bao năm trời tôi đã bôn ba khắp thế giới. Tại Mỹ, tôi sống ở New York hoặc quanh quẩn ở Chicago hay San Francisco. Nhưng New York đâu còn là Mỹ nữa, tựa như Paris không còn là Pháp và London không còn là Anh vậy. Chính vì thế mà tôi nhận ra tôi chẳng biết gì về đất nước của mình. Tôi, một nhà văn Mỹ chuyên viết về nước Mỹ... Thế mà tôi vẫn chỉ biết cậy nhờ vào trí nhớ, mà trí nhớ thì giỏi lắm cũng chỉ là một kho chứa lệch lạc, méo mó. Tôi chưa từng nghe giọng nói của nước Mỹ, chưa từng ngửi mùi cỏ cây và cống rãnh, thấy sông hồ đồi núi cùng những sắc màu và ánh sáng của đất nước mình. Tôi chỉ biết đến những thay đổi của nó qua sách báo. Nhưng điều tệ hại hơn là tôi đã không cảm được đất nước tôi trong suốt hai mươi lăm năm trời. Nói tóm lại, tôi đã viết những thứ mình không biết, và với một gã được coi là nhà văn như tôi thì điều đó có khác gì tội ác. Hai mươi lăm năm gián đoạn đã làm trí nhớ tôi bị méo mó mất rồi.

Một lần nọ, tôi phiêu du trên một xe bán bánh mì lưu động, loại xe hai cửa, sàn trải nệm. Tôi dừng lại ở nơi có người dừng lại hay tụ tập. Tôi nghe, nhìn, cảm nhận và từ đó tôi có được một hình ảnh về đất nước tôi, mà nếu rủi như nó chưa được chuẩn xác thì đó chỉ là do sự kém cỏi của tôi mà thôi.

Thế là tôi quyết định xem xét lại, khám phá lại cái đất nước khổng lồ này. Nếu không làm thế thì khi viết lách tôi sẽ không cách gì mô tả được những sự thực nho nhỏ, vốn dĩ là nền tảng của một sự thực to lớn hơn. Một khó khăn lớn bỗng lù lù xuất hiện. Sau hai mươi lăm năm gián đoạn, cái tên của tôi đã trở nên khá nổi tiếng. Theo kinh nghiệm của tôi thì khi ai đó được nhiều người biết tiếng, dù là tiếng tốt hay tiếng xấu, thì họ cũng sẽ thay đổi. Sự dè dặt hay những phẩm chất nào đó do danh tiếng tạo ra sẽ khiến họ không còn giống với chính mình nữa. Chính vì vậy mà tôi buộc phải bỏ lại ở nhà cả tên tuổi lẫn danh tính của mình. Tôi phải luôn giương mắt, vểnh tai tựa như một đám thạch trên đĩa. Tôi không thể ký vào các tờ khai ở khách sạn, không thể gặp người quen, phỏng vấn ai đó, hay thậm chí đưa ra những câu hỏi tìm hiểu. Hơn nữa, cứ có hai người trở lên là hệ sinh thái phức tạp của một khu vực nào đó lại bị xáo trộn. Do đó, tôi phải đi một mình và hết sức kiềm chế, vào vai một chú rùa bình thường, gánh trên lưng cả ngôi nhà của mình....

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này