Hà Hương phong nguyệt

Tác giả: Lê Hoằng Mưu
Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Công ty phát hành: Saigonbooks
Số trang: 468
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 05/2018
Trọng lượng (gr):520
  • Giá bìa: 150.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 120.000 đ
  • Tiết kiệm: 30.000 đ (20%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
"Hà Hương phong nguyệt" là tiểu thuyết đầu tay của Lê Hoằng Mưu, một tác giả có sách “bán chạy như tôm tươi giữa chợ buổi sớm”, đồng thời, cũng được coi là tiểu thuyết chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Nam Bộ. "Hà Hương phong nguyệt" cũng khắc hoạ một kiểu nhân vật chưa từng có trong truyền thống của văn học Việt lúc bấy giờ: kiểu nhân vật biểu tượng cho sự cám dỗ sắc dục.

Hiện thực được phản ánh trong "Hà Hương phong nguyệt" khá rộng lớn, có thể coi như một hình ảnh rút gọn của xã hội Nam Bộ trước Thế chiến thứ nhất. Trong tác phẩm có các gia đình giàu lẫn những gia cảnh nghèo; có cảnh Sài Gòn đô hội phồn hoa bên cạnh cảnh nghèo hèn thôn dã; có cảnh tòa xử án, trạng sư biện hộ... Số lượng và kết cấu nhân vật trong tác phẩm cũng rất đông đảo, da dạng, từ thường dân cho đến quan chức. Có nàng Hà Hương xinh đẹp, buông thả bên cạnh một Nguyệt Ba đẹp người, đẹp nết. Có Nghĩa Hữu đam mê sắc dục, ích kỷ bên cạnh một Ái Nghĩa chung tình. Có cả người nước ngoài như khách trú người Hoa, anh Bảy Chà Và người gốc Ấn, những trạng sư người Pháp...

"Hà Hương phong nguyệt" từng bị lên án mạnh mẽ bởi diễn ngôn tính dục mới mẻ của tác phẩm này. Tiểu thuyết này quá mới mẻ trong thời điểm ảnh hưởng của văn minh phương Tây vẫn chưa thật sự lấn át được những quan niệm khắt khe của Nho giáo về tình yêu nam nữ. Tình yêu cá nhân mang tính nhục thể và dục vọng thầm kín của con người vẫn là những điều khá xa lạ đối với những quan niệm truyền thống đương thời mặc dù ngòi bút của nhà văn khá uyển chuyển. Đã có một cuộc bút chiến dữ dội xung quanh tác phẩm này. Nhiều nhà văn, nhà báo đã phê phán kịch liệt tác phẩm này với tác giả của nó. Trước áp lực của dư luận, cuối cùng "Hà Hương phong nguyệt" đã bị chính quyền thuộc địa ra lệnh tịch thu và tiêu hủy.

Cảm nhận từ độc giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này