Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm văn xuôi duy nhất của Việt Nam từ xa xưa được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” (ngòi bút kỳ lạ của muôn đời), một cái mốc lớn của lịch sử văn học, sau này được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Tác phẩm gồm 20 truyện thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái nhằm gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, xã hội nhiễu nhương. Truyền kỳ mạn lục đã được dịch và giới thiệu ở một số nước như Pháp, Nga…
Lời nhận xét
Nhà nghiên cứu Xô viết Mirian Tkatsov khi giới thiệu tác phẩm này ở Liên Xô đã viết: "Nguyễn Dữ đã suy nghĩ có tính chất phạm trù về thời đại mình."
"Nguyễn Dữ là nhà tiểu thuyết truyền kỳ nổi tiếng nhất của Việt Nam thời trung đại và Truyền Kỳ Mạn Lục là tác phẩm văn xuôi duy nhất của Việt Nam từ xa xưa được đánh giá là "Thiên cổ kỳ bút", một cái mốc lớn của lịch sử văn học, sau này được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới."
TS Nguyễn Phạm Hùng
Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Mục lục
Lời nhà xuất bản
Cạu chuyện ở đền Hạng Vương
Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
Chuyện cây gạo
Chuyện gã Trà đồng giáng sinh
Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây
Chuyện đối tụng ở Long cung
Chuyện nghiệp oan của Đào Thị
Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào
Chuyện yêu quái ở Xương Giang
Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na
Chuyện cái Chùa hoang ở huyện Đông Trào
Chuyện nàng Túy Tiêu
Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang
Chuyện người con gái Nam Xương
Chuyện Lý tướng quân
Chuyện Lệ Nương
Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa
Chuyện tướng Dạ Xoa
Một số ý kiến về Truyền kỳ mạn lục