Danh sách sản phẩm

Thực Dưỡng Macrobiotics Hồi Xuân và Sống Thọ

Tác giả: George Ohsawa
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại
Công ty phát hành: Khai Tâm
Số trang: 267
Trọng lượng (gr):250
  • Giá bìa: 75.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 67.500 đ
  • Tiết kiệm: 7.500 đ (10%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Thuật trường sinh, cải lão hoàn đồng là thực tiễn, nghĩa là dựa vào kinh nghiệm, đặc biệt kinh nghiệm của chính bạn hoặc kinh nghiệm mà tôi kể lại.

Chúng ta có đủ khả năng điều chế từ trong cơ thể những gì cần thiết cho sức khỏe. Nếu cứ dựa vào những chất đặc chế hoặc thuốc men, khả năng này sẽ bị cùn nhụt, suy yếu vì không được dùng đến. Do đó, lại càng phải thường xuyên tiêu thụ các chất ngoại tạo vì cơ thể đã bỏ lơ chức năng tự nhiên của mình. Cơ thể bỏ lơ nội lực vì đã trở nên quen, thích những chất nhân tạo ngoại lai. Do đó, chúng ta đâm ra lệ thuộc những nguồn cung cấp (viện trợ) cho cơ thể những gì mà chúng ta bị bắt buộc tin là cần thiết.

Thay vì lệ thuộc, chúng ta phải phục hồi khả năng sáng tạo từ . trong chính bản thân, vì cơ thể con người là một môi trường chuyển hóa. Không nên vì mê muội mà biến môi trường này thành một vũng lầy ô nhiễm.

Mục Lục

DI ẢNH OHSAWA TIÊN SINH Ở VIỆT NAM
GIẤY PHÉP CỦA GIÁO SƯ OHSAWA   

LỜI NGƯỜI DỊCH LẦN ĐẦU    
LỜI NGƯỜI DỊCH LẦN HAI    
LỜI GIỚI THIỆU    
LỜI NÓI ĐẦU    
CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC   
TỪ SỨC KHỎE ĐẾN HÒA BÌNH    
PHẢI TỰ TẠO SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC CHO MÌNH

CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG & Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG    

TẠI SAO TÔI VIẾT SÁCH NÀY?
TRIẾT LÝ PHƯƠNG ĐÔNG    

CHƯƠNG II: 
CÁCH CHỮA BỆNH CỦA TÔI    

KHỔ ĐAU, BỆNH HOẠN VÀ TỘI ÁC    
BỆNH NAN Y    
BA CÁCH CHỮA BỆNH    
BỆNH KHÓ CHỮA    
GIÁC NGỘ
DŨNG CẢM, LƯƠNG THIỆN, CÔNG CHÍNH    
KHOAN DUNG    

CHƯƠNG III: 7 ĐIỀU KIỆN CỦA SỨC KHỎE & HẠNH PHÚC

CHƯƠNG IV: VỚI ĐỨC TIN, KHÔNG CÓ GÌ KHÔNG LÀM ĐƯỢC

PHẢI CÓ TỰ DO VÔ HẠN
TỰ LÀM Y SĨ CHO MÌNH    

CHƯƠNG V: ÂM & DƯƠNG

XẾP LOẠI THỰC PHẨM
PHÂN ĐỊNH TÍNH CHẤT ÂM DƯƠNG CỦA MỘT SỐ MÓN ĂN THỨC UỐNG    
THỰC ĐƠN MẪU ÂU MỸ    
THỰC ĐƠN MẪU VIỆT NAM    

CHƯƠNG VI: ĂN UỐNG ĐỂ SỐNG VUI KHỎE    

THỨC ĂN TỐT LÀNH
NHAI KỸ    
UỐNG ÍT    
NẤU ĂN THỰC DƯÕNG
    
CHƯƠNG VII: THỨC ĂN CHÍNH    

GẠO LỨT (GẠO TẺ LỨT)    
KIỀU MẠCH (GẠO MÌ ĐEN)    
KÊ & NHỮNG LOẠI HẠT KHÁC    

CHƯƠNG VIII: THỨC ĂN PHỤ    

CÁC MÓN XÀO KHÔ NICHƯKÊ    
XÚP, CANH    
CÁC MÓN KHÁC    
BÁNH NƯỚNG NHÂN NGHIỀN    
BÁNH RÁN, BÁNH CUỐN
BÁNH BỘT NHỒI CHAPATI    
KHOAI MÀI (HOÀI SƠN)    
ĐẬU XANH POIS CHICHE    
CÁC LOẠI ĐẬU KHÁC    
BẮP (NGÔ)    
ĐẬU ĐỎ
MÈ KHUÔN    
RAU CỦ TRỘN GỎI    
CÁC MÓN TẠP LỤC    
RAU CỦ HOANG, RONG BlỂN
CÁC MÓN TƯƠNG ĐẶC MISO    
TƯƠNG NƯỚC & TƯƠNG HẠT LỎNG NGUYÊN CHẤT    
THỨC UỐNG    

CHƯƠNG IX: THỨC ĂN ĐẶC BIỆT    

THỊT    
CÁ & CÁC LOẠI THỦY HẢI SẢN    
MÓN TRÁNG MIỆNG

CHƯƠNG X: CHỮA TRIỆU CHỨNG    

TRỢ PHƯƠNG    
THỬ CHỬA TRIỆU CHỨNG    
CHƯƠNG XI    
CÁCH ĂN UỐNG TRỊ BỆNH
CHỮA MỘT SỐ BỆNH (xem thêm ở phần MỤC LỤC BỆNH)    
ĂN UỐNG & TÌNH DỤC

CHƯƠNG XII: THỨC ĂN CHO TRẺ    

SỮA THẢO MỘC KOKKOH    
NUÔI TRẺ THƯỜNG THỨC
& CHUYỂN HÓA SINH HÓA HỌC    

CHƯƠNG XIII: VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT

MUỐI    
THUẬT DÂN GIAN    
HÃY KỂ LẠI KINH NGHIỆM    

PHỤ LỤC 1: CHỮA LÀNH BỆNH CHỈ TRONG 10 GIỜ    

PHỤ LỤC 2: NHỮNG BÀI THUYẾT GIẢNG Ở HOA KỲ    

GIẤY BÁO TỬ ĐẾ QUỐC THẾ GIỚI HOÀNG KIM
NỘI THẤT VỌNG CỦA Y BÁC SĨ MỸ    
CÁI CHẾT CỦA MỘT NỀN VĂN MINH
TỐN PHÍ BAO NHIÊU?    
NGUYÊN NHÂN THẬT SỰ CỦA BỆNH HOẠN, KHỐN KHỔ VÀ CHIẾN TRANH    
GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆPVÀ TÔN GIÁO BIẾN CHẤT    
TIẾNG KÊU TUYỆT VỌNG CỦA Y KHOA    
HỌC “CHỈ CÓ TRỜI BIẾT”    
NHỮNG LỜI TIÊN ĐOÁN CỦA TÔI   

MỤC LỤC BỆNH

SÁCH NHÀ OHSAWA  
 

Lời người dịch

LỜI NGƯỜI DỊCH LẦN HAI


Tính ra tập sách “Phương Pháp Tân Dưỡng Sinh” đã tái bản 8 lần và trong thời gian dài vẫn giữ nguyên nội dung lần dịch ban đầu. Nhưng đến nay, với sự phát triển vượt bậc ở nhiều lãnh vực và trình độ hiểu biết gia tăng đáng kể, đặc biệt ngôn ngữ trở nên trong sáng hơn, bản dịch cũng cần chuyển đổi cho phù hợp. Vả lại, tác phẩm tiếng Pháp “Le Zen Macrobiotique” là phần chuyển dịch từ bản tiếng Anh “Zen Macrobiotics” in năm 1959 và dựa vào bản tiếng Nhật “Shin Shokuyò Ryòho” (Tân Thực Dưỡngng Liệu Pháp) xuất bản năm 1937. Do đó, trong sách có nhiều điều sẽ bị xem là “lạc hậu” nếu không biết thời điểm sáng tác. Hơn nữa, đây là sách viết cho người Nhật Bản và Âu Mỹ sống ở vùng ôn đới có khí hậu lạnh hơn Việt Nam ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vì vậy, món ăn thức uống (và cả chế độ ăn uống hằng ngày) có phần khác lạ với người nước ta. Nếu không thêm lời chú thích thì người đọc, nhất là những người mới bước vào Thực Dưỡng, có thể áp dụng sai lầm. Thí dụ có người cố tìm cho được những thực phẩm ghi trong sách như kiều mạch (gạo mì đen), yến mạch, táo tây (quả bôm) và những món ăn thức uống ngoại nhập khác. Việc này không đúng với nguyên tắc “thân thổ bất nhị” (cơ thể con người và môi trường sống không tách rời nhau), nghĩa là người sống ở nơi (nước) nào thì dùng thức ăn tại nơi (nước) đó là tốt nhất. (Cũng cần biết Ông Bà Giáo Sư Ohsawa khi qua giảng dạy cho Nhóm Gạo Lứt Việt Nam năm 1965 đã tỏ ra thích thú trước sự phong phú của vật thực nước ta và khen ngợi những món ăn thức uống do Ông Bà Ngô Thành Nhân tổ chức sản xuất. Giáo sư tuyên bố “Việt Nam là quê hương của Phương Pháp Thực Dưỡng” - Muốn biết thêm điều này, xin xem sách “Chơi Giữa Vô Thường”, bản dịch của Anh Minh Ngô Thành Nhân & Ngô Anh Tuyết).

Thực Dưỡng Macrobiotics Hồi Xuân và Sống Thọ, Oshawa, Ngô Ánh Tuyết, thực dưỡng, tủ sách Thực Dưỡng

Ngoài ra, do bản dịch trước đây không có dẫn giải, nên phần đông người đọc đã chăm chú vào cách ăn số 7 (100% gạo lứt muối mè), mà không để ý đến những món ăn phụ đi kèm trong phần trị bệnh, từ đó sinh ra tư tưởng bám chặt cách ăn này; hoặc nghĩ rằng Dương là tốt và Âm là xấu, mà không biết cả hai luôn tồn tại bên nhau và đều cần thiết cho sự sống.

Thật ra, nếu chịu khó xem thật kỹ bản dịch trước đây, cả phần lý thuyết về Nguyên Lý Vô Song, quân bình Âm Dương lẫn phần thực hành trong dưỡng sinh (giữ gìn sức khỏe) và trị bệnh, đồng thời suy ngẫm tận tường, người đọc sẽ tránh được những lầm lẫn đáng tiếc.

Trong tập sách này, Giáo Sư Ohsawa có nhắc đến Thiền Phật giáo (Zen), vì vào thời gian đó đang bắt đầu rộ phát phong trào tập Thiền ở Âu Mỹ, nhưng hầu hết người dạy chỉ chú trọng về phần tâm linh, mà không đề cập đến phần căn bản là ăn uống đúng đắn “để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương tổn, để hỗ trợ phạm hạnh” như Đức Phật đã dạy bảo. [Đó cũng là một trong những lý do nhan đề của nguyên tác có chữ “Zen”. Tiếng Nhật “Zen” viết chữ Hán có nhiều nghĩa: thiền (thiền định), thiện (tốt lành), thiện (thức ăn)].

Để có thể hiểu rõ lý thuyết và thực hành được như ý, các bạn có thể xem thêm sách ‘Phòng & Trị Bệnh theo Phương Pháp Thực Dưỡng Ohsaiva” của Ông Anh Minh Ngô Thành Nhân, đây là một hình thức diễn giải quyển “Phương Pháp Tàn Dưỡng Sinh” dựa vào kinh nghiệm thực tế của bản thân, gia đình, bè bạn và quá trình giúp cho nhiều người thoát được bệnh khổ.

Đáng chú ý là những điều Giáo Sư Ohsawa nói đến trong tập sách “Phương Pháp Tân Dưỡng Sinh” vào nửa đầu thế kỷ 20 đã trở thành sự thật với cơn bùng phát bệnh tật trên toàn thế giới, đồng thời mở ra một đường hướng mới cho nhân loại quay về thiên nhiên, tìm lại quê nhà, cõi Cực lạc, chốn Thiên đường đã có.

Mặc dù đã cố gắng hết mình để hoàn thành bản dịch lần hai, nói đúng hơn là hiệu đính bản dịch trước đây, nhưng chắc chắn còn nhiều điều cần bổ khuyết trong những lần hiệu đính tới cho phù hợp với chuyển biến của thời gian và không gian, vì trong cõi đời này không có gì cố định mãi mãi. Mong các bạn góp ý. Xin chân thành cảm ơn tất cả.

Giữa Thu 2011,
 NGÔ ÁNH TUYẾT

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này