"...Trên đây chỉ mới so sánh về lượng. Xét về phẩm thì văn dịch của Nguyền Hiến Lê so với của Nguyền Văn Vĩnh, sách khảo về ngữ pháp của Nguyễn Hiến Lê so với sách khảo của Trần Trọng Kim ít nhất cũng mới hơn, kĩ hơn, đánh dấu được một bước tiến bộ.
Đành rằng được như vậy là nhờ ông Nguyễn Hiến Lê có sự ủng hộ của thời gian, ông đi sau nên rút được kinh nghiệm của người trước. Bất đắc dĩ phải so sánh như trên, chúng tôi không có ý nào bất kính với thế hệ tiền bối cả, chỉ muốn độc giả thấy rằng lớp chúng ta không có gì đề phải thẹn với người trước mà thôi.
...Tác phẩm của ông Nguyền Hiến Lê tới nay đã được một trăm nhan đề. Phải đọc kĩ ít nhất là một nửa số đó, và đọc phớt qua một nửa kia, rồi mới có thể viết về ông được. Nội công việc đó cũng đủ tốn công lắm rồi. Đọc xong, ghi chú xong, ông Châu Hải Kỳ bỏ ra hai năm nữa để viết, viết tận lực. Ngoài giờ dạy học, rãnh lúc nào là viết lúc đó. Có lần ồng đau trong một tháng, mất bảy kí lô, vừa mới hơi bình phục, lấy lại được hai kí lô, ông đã vội viết tiếp - nếu không thì công việc ám ảnh ông hoài, ông không yên được - và ông đã xin bớt giờ dạy học để viết, có khi viết từ 5 giờ sáng tới 11 giờ khuya, và rốt cuộc ông đã hoàn thành tác phẩm đúng thời gian ông đã định (trước Tết vừa rồi).
Nghị lực, sức kiên nhẫn của ông thực đáng phục..."
Văn Phố
Nhân đọc bản thảo cuốn Nguyễn Hiến Lê của Châu Hải Kỳ
Mục lục
Phần I
Chương 1: Chân dung toàn diện - Sách của Nguyễn Hiến Lê
Chương 2: Tư tưởng - Tâm hồn
Phần II
Chương 1: Tóm tắt đại ý tác phẩm
Chương 2: Phân loại - Điểm nhất trí trong toàn bộ tác phẩm
Chương 3: Lịch trình hình thành tác phẩm
Chương 4: Diễn tiến trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
Chương 5: Sự nghiệp dịch thuật
Chương 6: Vị trí những tác phẩm tiêu biểu
Những tác phẩm trong loại Cổ học Trung Hoa
Chương 7: Bút pháp
Chương 8: Kết
Phần III
Chương 1: Toàn bộ sự nghiệp của ông có giá trị vừa mở đường vừa thức tỉnh
Chương 2: Cuộc sống từ sau ngày giải phóng
Chương 3: Những tác phẩm chưa xuất bản
Chương 4: Mất đi một người tri kỷ
Chương 5: Kết luận