Cuộc đàm luận giữa hai nhà khoa học:
- Một nhà Vật lý Thiên văn vốn là một phật tử, người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học về sự sống theo quan niệm nhà Phật
- Một nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư, người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.
Họ nói chuyện với nhau không phải theo kiểu tranh luận đối đáp mà cùng bổ khuyết cho nhau để xây dựng cái nhìn nhân văn về khoa học tự nhiên, mượn tinh thần đạo Phật để hạn chế cái ác của nền khoa học kỹ thuật đang phát triển đến tột bậc, có nguy cơ hủy diệt cả cuộc sống và nền văn minh con người.
Mục lục
Lời nói đầu của Matthieu Ricard
Chương 1: Nơi giao nhau của những con đường
Chương 2: Tồn tại và không tồn tại
Chương 3: Đi tìm người thợ đồng hồ vĩ đại
Chương 4: Vũ trụ trong hạt cát
Chương 5: Những ảo ảnh của hiện thực
Chương 6: Như một tia chớp giữa đám mây mùa hè
Chương 7: Mỗi người có một thực tại riêng
Chương 8: Hành động sinh ra ta
Chương 9: Những vấn đề về thời gian
Chương 10: Hỗn độn và Hài hòa
Chương 11: Ranh giới ảo
Chương 12: Robot có nghĩ rằng chúng biết tư duy không?
Chương 13: Như những con sóng của đại dương
Chương 14: Ngữ pháp của vũ trụ
Chương 15: Bí mật của toán học
Chương 16: Lý trí và Chiêm nghiệm
Chương 17: Những phản chiếu trong gương
Chương 18: Vẻ đẹp nằm trong mắt người ngắm
Chương 19: Từ thiền định đến hành động
Kết luận của nhà sư
Kết luận của nhà khoa học
Thuật ngữ khoa học
Thuật ngữ phật giáo