"...Nói về bầu trời, những ngôi sao và vũ trụ là một việc hết sức khó khăn. Vì theo định nghĩa vũ trụ là tập hợp của tất cả những gì tồn tại, một thực thể chứa đựng tất cả, nên trong vô số các "mục từ" biết chọn như thế nào các chủ đề đểđem ra luận giải? Trong lựa chọn này, tôi đã để cho mình bị dẫn dắt bởi không chỉ các vấn đề trong thiên văn học đã làm tôi thích thú và kích thích trí tò mò, mà còn cả bởi những vấn đề khiến tôi phải suy ngẫm về thân phận và vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Sau rốt, nguyên tắc của một cuốn từ điển yêu thích là phải nói về những điều mà ta thích và những cái khiến ta suy ngẫm.
Cuốn từ điển này trước hết chứa các mục từ mô tả cái thế giới lạ lùng và kỳ diệu cùa vật lý thiên văn, cái thế giới chứa đầy các thực thể kỳ dị và huyền ảo được nhào nặn bởi lực hấp dẫn: Các "sao lùn trắng" mà một thìa nhỏ vật chất của nó cũng nặng bằng cả một con voi; các pulsar, các ngọn đèn pha vũ trụ khổng lổ có kích thước bằng cả Paris có thể quay quanh nó chì trong một phần cúa giây; các "lỗ đen", những nơi có lực hấp dẫn cực lớn trong không gian cầm tù ánh sáng và hút vào nó các xoáy khí bức xạ bằng tất cả sức nóng của mình, hay các chuẩn tinh (quasar), các thiên thể có độ sáng thực lớn nhất vũ trụ và chứa trong lòng chúng các lỗ đen siêu nặng xé nát tất cả những ngôi sao không may rơi vào tầm hút của chúng, nhờ lực hấp dẫn khổng lổ, để thỏa mãn thói háu ăn: đó mới chỉ là vài ví dụ điển hình..."
Thông tin về tác giả:
Trịnh Xuân Thuận
Trịnh Xuân Thuận sinh ngày 20 tháng 8 năm 1948 là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, ông đồng thời là một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của bản thân trong mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động vì môi trường và hòa bình. Hiện ông đang là giáo sư ngành vật lý thiên văn tại đại học Virginia, Hoa Kỳ.
Những năm phổ thông ông học hoàn toàn bằng tiếng Pháp, sau khi đậu tú tài, ông rời khỏi Sài Gòn sang Thụy Sỹ du học, sau đó được học bổng đến Hoa Kỳ. Ông đã bảo vệ luận án tiến sỹ ngành vật lý thiên văn tại trường Đại học Princeton.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã được độc giả trong nước biết đến qua những tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt như: Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến giác ngộ), Những con đường của ánh sáng, Nguồn gốc…
Với sự say mê dành cả cuộc đời để nghiên cứu khoa học thiên văn và đem bầu trời đến với mọi người, đặc biệt tư tưởng Phật giáo xuyên suốt các tác phẩm đã tạo cho chúng nét hấp dẫn riêng. Các tác phẩm này đã đem lại cho ông nhiều giải thưởng về sách như: giải thưởng lớn Moron của Viện Hàn Lâm Pháp (2007), giải Kalinga năm 2009 của UNESCO nhờ đóng góp trong công cuộc đại chúng hóa khoa học; giải thưởng thế giới Cino del Duca uy tín của Viện Pháp quốc (2012) và giải Louis Pauwels (2012).