Việt Nam Sử Lược - Bìa cứng

Tác giả: Trần Trọng Kim
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Công ty phát hành: Nhã Nam
Số trang: 490
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 2018
Trọng lượng (gr):630
  • Giá bìa: 380.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 304.000 đ
  • Tiết kiệm: 76.000 đ (20%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:
Việt Nam sử lược do học giả Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919, là công trình sử học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ có giá trị, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt Nam một cách đầy đủ, khách quan, súc tích và dễ hiểu, có những đóng quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, dạy và học lịch sử nước nhà suốt thế kỷ qua.

Việt Nam sử lược phản ánh các diễn biến lịch sử, từ thời đại này sang thời đại khác. Trần Trọng Kim khéo léo sắp xếp việc phân kỳ tiện với trí nhớ phổ thông mà không gây ảnh hưởng đến các vấn đề quan điểm lập trường của người viết cũng như người đọc. Ông không theo cách sắp xếp của các sử gia cũ, chia theo kiểu Tiền biên, Chính biên. Ông cũng căn cứ vào các triều đại, chia thành quyển: Quyển I: Thượng cổ thời đại; Quyển II: Bắc thuộc thời đại, Quyển III, IV: Tự chủ thời đại, Quyển V: Cận kim thời đại. Ở từng thời đại, ông điểm đến các triều nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn và ghi chép theo các đời vua, phản ánh tình hình. Có triều vua viết ngắn chỉ mấy dòng, có triều vua được viết dài hơn và cố giữ lấy sự khách quan trong nhận định. Cách phân chia như vậy cho người đọc thấy rõ ràng hơn các diễn biến của những thời kì khi cần tra cứu, và không bị ảnh hưởng bị ác cảm hay thiện cảm với triều đại. Những chuyện gây hấn, xâm lược, thủ đoạn tốt xấu… đều được kể ra một cách tự nhiên. Các nhà Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều được điểm đến như nhau theo một giọng văn đều đặn.

Việt Nam sử lược ra đời đã giành ngay cảm tình của giới nghiên cứu. Do những lý do khác nhau, trong thời gian dài ở miền Bắc Việt Nam, công trình sử học này bị “xếp xó” vào “góc khuất lịch sử”, mãi đến hơn chục năm gần đây mới bắt đầu được tái bản trở lại. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh khác nhau, những lần in trước đây đã không theo đúng nguyên tác của tác giả: hoặc cắt bỏ từng phần, hoặc lược đi nhiều câu, đoạn, chi tiết và đều bỏ, không in toàn bộ tiếng Hán cùng Bảng phả hệ, phần Phụ lục, Sách dẫn…của công trình. Trong lần tái bản này, Trung tâm VHNN Đông Tây chủ trương khôi phục lại toàn bộ tác phẩm như nguyên bản đã công bố và dựa chủ yếu vào bản in năm 1971 do Trung tâm Học liệu xuất bản, đồng thời có tham khảo các bản in khác. Bản in lần này được Trung tâm VHNN Đông Tây biên tập hoàn chỉnh, khôi phục hệ thống chữ Hán đã bị bỏ qua và chỉnh sửa những sai sót trong những lần in trước. Những người làm sách đã rất nỗ lực để đưa đến độc giả một cuốn sách có giá trị hoàn chỉnh.

Mục lục

Nước Việt Nam

Phần I: Thượng cổ Thời đại

Chương I: Họ Hồng Bàng

Chương II: Nhà Thục

Chương III: Xã hội nước Tàu về đời Tam Quốc và đời nhà Tấn

Chương IV: Nhà Triệu

Phần II: Bắc thuộc thời đại

Chương I: Bắc thuộc lần thứ nhất

Chương II: Trưng Vương

Chương III: Bắc thuộc lần thứ hai

Chương IV: Nhà Tiền Lý

Chương V: Bắc thuộc lần thứ 3

Chương VI: Kết quả của thời Bắc thuộc

Phần III: Tự chủ thời đại (Thời Kỳ Thống Nhất)

Chương I: Nhà Ngô (939-965)

Chương II: Nhà Đinh (968-980)

Chương III: Nhà Tiền Lê (980-1009)

Chương IV: Nhà Lý (1010-1225)

Chương V: Nhà Lý (Tiếp theo) (1010-1225)

Chương VI: Nhà Trần (1225-1400)

Chương VII: Giặc nhà Nguyên (1284 - 1288)

Chương VIII: Giặc nhà Nguyên II (1284 - 1288)

Chương IX: Nhà Trần

Chương X: Nhà Trần II

Chương XI: Nhà Hồ (1400 - 1407)

Chương XII: Nhà Hậu Trần (1407 - 1413)

Chương XIII: Thuộc nhà Minh (1414 - 1427)

Chương XIV: Mười năm đánh quân Tàu

Chương XV: Nhà Lê (1428 - 1788)

Phần IV: Tự chủ thời đại

Chương I: Lịch triều lược kỷ

Chương II: Nam Triều, Bắc Triều

Chương III: Trịnh Nguyễn phân tranh

Chương IV: Sự chiến tranh

Chương V: Công việc họ Trịnh làm ở đất Bắc

Chương VI: Công việc họ Nguyễn làm ở miền Nam

Chương VII: Người Âu châu sang nước Nam

Chương VIII: Vận trung suy của chúa Nguyễn

Chương IX: Họ Trịnh mất nghiệp Chúa

Chương X: Nhà hậu Lê mất ngôi vua

Chương XI: Nhà Nguyễn Tây Sơn

Chương XII: Nguyễn vương thống nhất nước Nam

Phần V: Cận kim thời đại

Chương I: Thế Tổ (1802-1819)

Chương II: Thánh Tổ (1820-1840)

Chương III: Thánh tổ (tiếp theo)

Chương IV: Hiến Tổ (1841-1847)

Chương V: Dực Tông (1847-1883)

Chương VI: Chế độ và tình thế nước Việt Nam đến cuối đời Tự Đức

Chương VII: Nước Pháp lấy đất Nam Kỳ

Chương VIII: Giặc giã ở trong nước

Chương IX: Quân Pháp lấy đất Bắc kỳ lần I

Chương X: Tình thế nước Nam từ năm Giáp Tuất về sau

Chương XI: Quân Pháp lấy BẮc kỳ lần II

Chương XII: Cuộc bảo hộ của nước Pháp

Chương XIII: Chiến tranh với nước Tàu

Chương XIV: Loạn ở Trung kỳ

Chương XV: Việc đánh dẹp ở Trung kỳ và Bắc kỳ

Chương XVI: Công việc của người Pháp tại Việt Nam

Tổng kết

Những sách soạn giả dùng để kê cứu

Niên biểu

Sách dẫn

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này