Khai Tâm | Tâm linh - Tôn giáo | Luận Thành Duy Thức (Tái bản 2024) - Tuệ Sỹ

Danh sách sản phẩm

Luận Thành Duy Thức (Tái bản 2024) - Tuệ Sỹ

Tác giả: Huyền Trang
Dịch giả: Tuệ Sỹ
Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng
Công ty phát hành: Hương Tích
Số trang: 724
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 03/2024
Trọng lượng (gr):1000
  • Tại Sách Khai Tâm: 220.000 đ

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:

Đức Phật hỏi A-nan: Ông lấy cái gì để thấy thân Phật? A-nan đáp: Lấy tâm và mắt. Phật lại hỏi: Tâm và mắt ở đâu? A-nan đáp: Mắt tức phù trần căn gồm bốn đại chủng, nó ở trên mặt. Thức tâm thì ở trong thân. Phật lại hỏi: Nếu thức tâm ở trong thân, tại sao nó không thấy ruột, gan, tim, phổi các thứ? 

Đoạn dẫn tóm tắt trên mở đầu cho chuỗi bảy lớp gạn hỏi tâm của Phật để khai ngộ A-nan. Đoạn kinh này được đánh giá rất cao trong truyền thống Phật học Trung Quốc và nhiều người do đoạn kinh này mà tìm đến nghiên cứu Phật học. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm A-tì-đàm, không những các câu trả lời của A-nan có vẻ ngớ ngẩn, mà cả đến những câu hỏi được cho là nêu lên bởi Phật cũng vô nghĩa. Truyền thống A-tì-đàm, căn cứ trên kinh điển nguyên thủy, tức các bộ A-hàm, mỗi khi nêu lên vấn đề nhận thức, thường dẫn đoạn kinh Phật nói: “Sau khi duyên đến mắt và các sắc, nhận thức mắt phát sinh.” 5 Không riêng các Luận sư A-tì-đàm, mà cả đến các Luận sư Trung quán khi đề cập đến sự xuất hiện của thức cũng thường xuyên dẫn chứng đoạn kinh này.6

Đoạn kinh khác cũng nói: “Nếu mắt nội xứ không bị hư hoại; sắc ngoại giới không lọt vào tầm nhìn, không có sự chú ý thích đáng, thức tương ứng không phát sinh…”7 

Ý nghĩa của đoạn kinh nói rằng, bất cứ khi nào và nơi nào mà có sự tụ hội của căn và cảnh, thì khi ấy và nơi ấy thức xuất hiện. 

Như vậy, không thể nói thức ở trong hay ở ngoài thân. Câu trả lời được gán cho A-nan liên hệ đến quan niệm về tự ngã của một số học phái Ấn Độ, theo đó, tự ngã là một jīva cực tiểu,8 tồn tại trong thân; khi nó xuất hiện nơi con mắt thì mắt thấy cảnh vật bên ngoài; khi nó xuất hiện nơi tai thì nó nghe các thứ âm thanh. Hoặc cho rằng nó lớn bằng thân lượng.9 A-nan tất nhiên biết rõ đoạn kinh Phật nói vừa dẫn, nên chắc chắn không khi nào lại trả lời nó ở trong thân hay ở ngoài thân. Tất nhiên, Phật không xác nhận tồn tại một tự ngã dù lớn hay nhỏ để nói nó ở trong hay ngoài thân, nên cũng không hỏi A-nan những câu hỏi như vậy. Song, người soạn kinh Lăng nghiêm, gán những điều không tìm thấy trong kinh điển nguyên thủy, và cả trong các kinh điển Đại thừa, cho Phật và A-nan, có thể ông muốn dẫn đạo người sơ cơ đi từ những câu hỏi ngớ ngẩn để tiến đến thông hiểu những vấn đề cao siêu. Nếu vậy, đây là điều mà soạn giả Lăng nghiêm đã thành công.

Xem thế đủ thấy rằng mặc dù trong các kinh điển nguyên thủy cũng như Đại thừa đề cập đến thức rất nhiều, và cũng có nhiều đoạn kinh mô tả sự xuất hiện của thức và những điều kiện cần hội đủ để xuất hiện; tuy vậy, nếu cần chỉ thẳng vào cái gì để biết nó là thức, thì điều này không đơn giản. Chính vì vậy mà khi nói đến từ “duy thức”, dù hiểu thức biến theo cách nào, nhưng vì chưa thể xác định được thức là cái gì, nên những giải thích thường trở thành vô nghĩa.

Khi ta thấy một vật, sự thấy này được thực hiện bởi mắt? Hay bởi thức? Hay bởi một cái tôi nào đó làm chủ nhận thức? Những câu hỏi như vậy không thể trả lời trong một vài dòng chữ, mà cần phải qua một quá trình chiêm nghiệm nghiêm túc và lâu dài mới có thể mong đi đến một kết luận dứt khoát.

Mục lục

Dẫn vào Duy Thức Học

Tựa quy kỉnh 

Chương 1: Ngã và Pháp 
Tiết 1: Các quan điểm về Ngã 
Tiết 2: Các quan điểm về Pháp 
Tiết 3: Tổng kết 

Chương 2: Thức A-Lại-Da 
Tiết 1: Định danh 
Tiết 2: Chủng tử 
Tiết 3: Hành tướng và Sở duyên 
Tiết 4: Tâm sở tương ưng 
Tiết 5: Bản chất và Tồn tục 
Tiết 6: Thức hằng chuyển 
Tiết 7: Xả A-Lại-Da 
Tiết 8: Chứng minh sự tồn tại của căn bản thức 
Tiết 9: Lý chứng 

Chương 3: Thức Mạt-Na 
Tiết 1: Định danh 
Tiết 2: Sở y của Mạt-na 
Tiết 3: Sở duyên của Mạt-na 
Tiết 4: Tính tướng của Mạt-na 
Tiết 5: Tâm sở tương ưng 
Tiết 6: Phần vị khởi diệt 
Tiết 7: Chứng lý tồn tại 

Chương 4: Về sáu thức 
Tiết 1: Các đặc tính 
Tiết 2: Tâm sở tương ưng 
Tiết 3: Phần vị hiện khởi của sáu thức 

Chương 5: Sở biến của thức 
Tiết 1: Biến thái của thức 
Tiết 2: Chứng minh giáo nghĩa duy thức 
Tiết 3: Duy thức duyên khởi 
Tiết 4: Chủng tử và Hiện hành 

Chương 6: Tiến trình sinh tử 
Tiết 1: Giải thích văn nghĩa 
Tiết 2: Mười hai hữu chi

Chương 7: Ba tự tính
Tiết 1: Định nghĩa
Tiết 2: Các vấn đề
Tiết 3: Ba vô tính

Chương 8: Thể nghiệm của thức
Tiết 1: Tư lương vị
Tiết 2: Gia hành vị
Tiết 3: Thông đạt vị
Tiết 4: Tu tập vị
Tiết 5: Cứu cánh vị

Tụng kết nguyện

Thư mục trích dẫn

Từ vựng Sanskrit - Việt - Hán

Sách dẫn

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này