Khai Tâm | Văn học | Mấy vấn đề tư tưởng lý luận văn nghệ Việt Nam thời trung cận đại (thế kỷ X-XIX)

Danh sách sản phẩm

Mấy vấn đề tư tưởng lý luận văn nghệ Việt Nam thời trung cận đại (thế kỷ X-XIX)

Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Công ty phát hành: Trung tâm Quốc học
Hình thức bìa: Bìa cứng
Ngày xuất bản: 11/2022
Trọng lượng (gr):500
  • Giá bìa: 220.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 187.000 đ
  • Tiết kiệm: 33.000 đ (15%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:

Tư tưởng lý luận văn nghệ Việt Nam thời trung đại, tức là những cách hiểu về nguồn gốc, vai trò của văn học, nghệ thuật các tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp văn nghệ, những quy cách thể loại, những tiêu chuẩn về thi pháp, hiệu quả của những văn phẩm và cả cách nhìn tiến trình của văn nghệ qua các thời đại, sự chi phối của triết học, chính trị, văn hóa đối với văn nghệ. Đấy chính là “sự tự ý thức” của văn nghệ. Thời trung đại ở ta, bộ phận “tự ý thức” không thật phát triển như ở Trung Quốc và Hy - La. Ta không có những nhà lý luận văn nghệ lớn kiểu như Platon, Aristot của phương Tây, hay Lưu Hiệp, Viên Mai của Trung Quốc, với lý thuyết riêng, các khảo luận riêng, phát biểu trực tiếp quan điểm văn nghệ bằng thể văn nghị luận. Theo tư liệu mà chúng ta có được hiện nay, các bài bàn về văn học xuất hiện sớm nhất là ở thế kỷXIV: bài Tựa Lĩnh Nam chích quái của LýTế Xuyên, Tựa sách Việt âm thi tập tân san của Phan Phu Tiên… Càng về sau những phát biểu trực tiếp bằng văn nghị luận và khoa học tăng lên. Tuy nhiên loại tư liệu như vậy thực sự cũng không nhiều. Vì thế khi nghiên cứu, chúng ta cần tìm đến những nguồn khác bổ sung, như có thể căn cứ vào cách biên soạn các văn tập, thi tập để xem xét. Chẳng hạn ở các thế kỷ XIV, XV, việc có các thi tập như Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương được biên soạn bên cạnh những tuyển tập truyện như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú…

Cần chú ý một điều là ở thời cổ trung đại văn chương (thơ, văn xuôi kể chuyện) và nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa, sân khấu) phát triển theo những cách rất khác nhau, mặc dù đều được quan niệm là văn. Trong các bộ sách kinh điển của Khổng Tử có Kinh Thi và Kinh Nhạc, tức đã có ý thức Thi (thơ) và Nhạc (nghệ thuật) là hai lĩnh vực khác nhau về chức năng, phương tiện thể hiện (“Thi ngôn chí, ca vĩnh ngôn, thanh y vĩnh, luật hòa thanh” - Thơ là dùng ngôn từ để nói chí, ca là ngâm vịnh tiếng lòng, thanh điệu nhờ vào ngâm vịnh, luật để điều hòa thanh điệu) và con đường phát triển.

Khi nghiên cứu văn học trung đại nói chung và lý luận văn nghệ trung đại nói riêng cần đặt nó trong môi trường văn hóa của thời đại ấy để lí giải, đánh giá. Việc giải thích các khái niệm, thuật ngữ phải theo cách hiểu của tác giả và công chúng độc giả lúc đó, tránh gán ghép cách hiểu của người hiện đại.

Tổng quan gồm các chương:
Chương 1: Tư tưởng lý luận văn nghệ thời Lí - Trần - Hồ (thế kỷ XI - XIV)
- Bối cảnh xã hội, văn hóa, tư tưởng: Hệ tư tưởng Phật giáo và Hào khí Đông A.
- Các quan điểm mỹ học Thiền tông thời Lí Trần.
- Tư tưởng văn học yêu nước, văn nghệ phụng sự quốc gia của giới trí thức quý tộc.
Chương 2: Tư tưởng văn nghệ giai đoạn thế kỷ XV - XVII
- Bối cảnh xã hội, văn hóa, tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng thống trị của thời đại.
- Hội Tao đàn, hình thức hội đoàn văn nghệ đầu tiên ở Việt Nam.
- Quan điểm “thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo” của các nhà Nho.
- Mỹ học về cái hằng ngày: thể hiện qua thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chương 3: Tư tưởng văn nghệ thế kỷ XVIII
- Bối cảnh xã hội, văn hóa, tư tưởng: sự ra đời của đô thị và suy vong của ý thức hệ Nho giáo. Tư tưởng thực học trong đời sống tinh thần của thời đại.
- Quan điểm về cái “thực” trong văn học, nghệ thuật.
- Văn phái Ngô gia: trường phái văn học đầu tiên ở Việt Nam.
- Vấn đề phong cách văn học: phong cách cá nhân và phong cách thời đại.
Chương 4: Tư tưởng văn nghệ thế kỷ XIX
- Bối cảnh xã hội, văn hóa, tư tưởng của thời đại: sự xâm lược của Pháp và văn hóa Âu Tây ảnh hưởng buổi đầu.
- Bàn về bản chất, đặc trưng của văn học, nghệ thuật.
- Sự phát triển của lý luận phê bình: trường hợp Miên Thẩm với công trình lý luận “Thương Sơn thi thoại”.
- Bàn về ngôn ngữ văn học: “lời quê” và “quốc ngữ”.
- Quan niệm về văn nghệ như vũ khí đấu tranh: trường hợp Nguyễn Đình Chiểu.
Chương 5: Tư tưởng lý luận trong nghệ thuật
Chương 6: Mối quan hệ giữa tư tưởng lý luận văn nghệ Việt Nam và Trung Quốc thời trung - cận đại.
Phụ lục: Hệ diễn ngôn thi pháp Trung Quốc truyền thống trong mối liên hệ với hệ diễn ngôn thi pháp Việt Nam trung đại nhìn từ viễn cảnh thuyên thích học

Kết luận và Kiến nghị
Thư mục

Cảm nhận từ độc giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này