Những trận chiến thay đổi lịch sử là tuyển tập hơn 90 trận giao tranh quan trọng nhất thế giới, từ thời cổ đại cho đến kỷ nguyên nguyên tử. Được minh họa sống động bằng bản đồ, tranh vẽ, vật chứng và ảnh chụp, mỗi chương sách giúp tái hiện những trận ckiến quan trọng của thời đại, cho thấy cách mà những thời khắc then chốt và những quyết định mang tính ckiến lược đã thay đổi tiến trình lịch sử như thế nào.
“Có bao nhiêu trận chiến đã làm thay đổi tiến trình lịch sử? Đó là một câu hỏi hay. Mỗi khi đọc về cách bày binh bố trận trên một chiến trường xưa, ta thường chỉ nghĩ đây là thông tin lịch sử thú vị chứ không cho rằng cuộc giao tranh ấy vẫn còn ý nghĩa đến tận ngày nay.
Nhưng trên thực tế, cái đã định hình nên quốc gia, đế quốc, nền văn minh và cuộc sống của mỗi người chúng ta chính là kết quả của những trận ckiến lưu danh sử sách. Các quốc gia châu lục đã sinh ra từ trong lò luyện ckiến trank. Tương tự như thế, tại các vùng đồi núi, sa mạc phương Đông, những cuộc đối đầu, tranh chấp từ ngàn xưa đã vạch ra biên giới và nhào nặn nên văn hóa theo những cách mà mãi cho tới hiện nay vẫn giữ vị trí trung tâm trong đời sống người dân. Dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, sự bành trướng của Đế quốc Mông Cổ đã thay đổi diện mạo của một vùng đất bao la trên thế giới, trải dài khắp Trung Á. Ở Nam Mỹ, việc sử dụng tiếng T.â.y B.a.n N.h.a như ngôn ngữ chung bắt nguồn từ công cuộc ckinh pkạt của Cortés vào Tenochtitlán – kinh đô Đế chế Aztec, trong khi phần lớn di sản chính trị và văn hóa M.ỹ có thể được truy nguyên từ hai cuộc ckiến: Ckiến trank Độc lập và Nội chiến H.o.a K.ỳ. Gần đây hơn, những giao thiệp đằng sau hậu trường trong thời kỳ Ckiến trank Lạnh đã gây ảnh hưởng cực lớn lên các vấn đề địa chính trị đương đại và chiến tranh hiện đại.
Cuối cùng, khi nhìn lại sự kiện lịch sử, đừng chỉ xem nó như âm vang ly kỳ, hấp dẫn của những năm tháng đã qua, mà hãy nhớ đến sự hy sinh của những người đã ngã xuống. Lịch sử quân sự không chỉ được hun đúc bởi lòng dũng cảm mà còn bởi những sinh mạng. Hãy tâm niệm điều ấy khi trông về những cuộc chiến trong quá khứ”.
- Lời nói đầu của Sir Tony Robinson