Khai Tâm | Sự Trỗi Dậy Nguy Hiểm Của Giáo Dục Trị Liệu | Tâm Lý

Danh sách sản phẩm

Sự Trỗi Dậy Nguy Hiểm Của Giáo Dục Trị Liệu

Dịch giả: Nguyễn Thị Hạ Ni
Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp Tp.HCM
Công ty phát hành: IRED
Số trang: 396
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 07/2024
Trọng lượng (gr):594
  • Giá bìa: 265.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 212.000 đ
  • Tiết kiệm: 53.000 đ (20%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:

Loạt Ấn bản Kinh điển về Giáo dục của Routledge

 

Sự Trỗi Dậy Nguy Hiểm Của Giáo Dục Trị Liệu đương đầu trước uy lực âm thầm của đặc trưng văn hóa trị liệu trên khắp hệ thống giáo dục và trong môi trường làm việc. Gây tranh cãi và hấp dẫn, tập sách kinh điển của Kathryn Ecclestone và Dennis Hayes sử dụng một nguồn ví dụ phong phú trên toàn hệ thống giáo dục, từ các trường tiểu học đến đại học và các sở làm, để cho thấy cách thức giáo dục trị liệu đang biến chuyển trẻ em, thanh niên và người lớn trở thành những cá nhân tự nhiễu tâm, thay vì là những người học đầy khát vọng, lạc quan và kiên cường muốn biết mọi thứ về thế giới.

Tác giả Kathryn Ecclestone và Dennis Hayes đều là những tác giả nổi bật trong lĩnh vực giáo dục ở Anh, đặc biệt được biết đến với quan điểm phê phán các xu hướng giáo dục đương đại.

Tác phẩm làm nổi bật sự phức tạp của việc tích hợp các phương pháp trị liệu vào giáo dục và góp phần đem lại hiểu biết sâu hơn về những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của việc ưu tiên an sinh cảm xúc trong môi trường giáo dục. 8 chương sách làm sáng tỏ những ảnh hưởng của giáo dục trị liệu, bao gồm:

 

  • Học tập mang tính trị liệu đang và sẽ hình thành như thế nào, hiện nay và trong tương lai;
  • Các ý tưởng mang tính trị liệu từ văn hóa đại chúng đã và đang chi phối tư tưởng xã hội và các chính sách như thế nào;
  • Việc thúc đẩy sự phụ thuộc và tham gia bắt buộc vào các hoạt động trị liệu khuyến khích tiết lộ cảm xúc, có thể làm xói mòn sự tự tin và thẩm quyền của các bậc cha mẹ và giáo viên như thế nào;
  • Các dạng thức đào tạo giáo viên mang tính trị liệu làm xói mòn niềm tin vào sự mưu cầu tri thức như thế nào;
  • Các sáng kiến chính trị về năng lực cảm xúc, an sinh cảm xúc và “sức khỏe tâm thần tích cực” truyền bá một cái nhìn giảm nhẹ về tiềm năng của con người xuyên suốt hệ thống giáo dục và môi trường làm việc như thế nào.

 

Các nhà tham vấn, các nhà thực hành sức khỏe tâm thần, các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, học sinh, sinh viên, lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo các tổ chức khác có thể tiếp thu những ý tưởng được trình bày trong cuốn sách trong quá trình phát triển chuyên môn, bởi vì: Trị liệu đại chúng trong nhà trường thực sự là một hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.

 

Việt Nam cũng không là ngoại lệ, với sự xuất hiện ngày càng nhiều dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý, chữa lành, khai vấn cuộc sống và cố vấn đồng trang lứa, yoga và thiền, các hội thảo tập huấn chánh niệm, chế ngự lo âu và căng thẳng, kể cả những động thái thúc đẩy “trường học hạnh phúc”. Đây là lời kêu gọi một cuộc tranh biện về tác động nguy hại ngày càng gia tăng của giáo dục trị liệu và ý nghĩa của nó đối với sự học hiện tại và trong tương lai.

Cảm nhận từ độc giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này