Trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa, Lã thị Xuân Thu của Lã Bất Vi là cổ thư kinh điển đã truyền cảm hứng cho vị vua tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc để trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Trong Thời và Trị trong Lã thị Xuân Thu, một nghiên cứu đương đại về cổ thư Trung Hoa này, tác giả James D. Sellmann nhận thấy rằng khái niệm “hợp thời” khiến các triết lý đa dạng của tác phẩm trở nên mạch lạc. Ông thảo luận về cuộc đời và thời đại của tác giả Lã Bất Vi, cũng như cấu trúc của tác phẩm. Sellmann phân tích vai trò của bản chất con người, sự biện minh của nhà nước và tầm quan trọng của thời – thời của cá nhân, thời của lịch sử, thời của vũ trụ – trong Lã thị Xuân Thu. Quan điểm của thuyết công cụ hữu cơ nảy mầm từ các lý thuyết đa dạng của Lã thị Xuân Thu. Để kết luận, Sellmann xem xét ý nghĩa của các triết lý đồng bộ trong Lã thị Xuân Thu đối với các quan niệm đương thời về thời gian, bản chất con người, trật tự chính trị và đạo đức xã hội và môi trường.
James D. Sellmann là Giáo sư Triết học và Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Guam.
Mục lục:
Lời cảm ơn
Lưu ý về các quy tắc được áp dụng trong cuốn sách
Chương Một – Giới thiệu: khái quát và điểm nổi bật của Lã thị Xuân Thu
Lã Bất Vi và Lã thị Xuân Thu
Thời gian theo mùa (xuân thu) và bản chất của Lã thị Xuân Thu
Tác động của Lã thị Xuân Thu
Huyền thoại hóa lịch sử
Chương Hai – Các quan niệm thiết lập về chữ Tính trong Lã thị Xuân Thu: Dưỡng dục trong quá trình sống
Sắp xếp theo mùa trong các lý thuyết truyền thống về chữ Tính trong Lã thị Xuân Thu
Chương Ba – Trật tự xã hội xuất hiện
Nhân tính và trật tự xã hội: sự tương đồng
Khảo luận về các quan điểm công cụ và hữu cơ và tác động của nó đến Lã thị Xuân Thu
Các lý thuyết hữu cơ ẩn chứa trong một số tư tưởng Nho gia, Đạo gia và Nông gia
Thuyết công cụ theo quan điểm của Mặc Tử, Tuân Tử, Binh gia và Pháp gia
Quan niệm chiết trung trong thống nhất của Lã thị Xuân Thu về nguồn cố và vai trò của nhà nước: Góc nhìn công cụ hữu cơ
Chương Bốn – Hợp thời trong vũ trụ, lịch sử, đạo đức
Vũ trụ và Hợp thời
Thời vũ trong Đạo gia
Hợp thời trong các mối quan hệ đạo đức và liên cá nhân
Ưu tiên cho thời cơ
Chương Năm – Hợp thời vận dụng vào các vấn đề đương đại
Triết học xã hội và chính trị có phải là ràng buộc văn hoá?
Triết học đương đại và Lã thị Xuân Thu
Chữ thời, luận xuyên văn hoá
Tái tạo con người cá nhân
Diễn giải hiến pháp và phát triển lý thuyết khế ước hữu cơ
Đạo đức
Phụ lục một – Những quan niệm hiện tượng học và từ nguyên học về chữ thời
Phụ lục hai – Một nghiên cứu về Tính mệnh chi tình trong Lã thị Xuân Thu: Thành tựu của bản tính (tính) con người trong các mối quan hệ tự nhiên (mệnh) của mình
Tài liệu tham khảo