Giới thiệu sách Tinh Hoa Phật Giáo Tây Tạng
Tinh Hoa Phật Giáo Tây Tạng mô tả tổng quan rõ ràng về con đường Phật giáo lấy bối cảnh từ ba “thừa” của Phật giáo Tây Tạng: Tiểu thừa (Hinayana), Đại thừa (Mahayana) và Kim Cương thừa (Vajrayana). Ba thừa này thường được trình bày như một trình tự phát triển, nhưng ở đây, Traleg Kyabgon xem trọng như nhau trong công cuộc tu tập của mình. Tuy nhiên, điều cơ bản là sự cần thiết phải hiểu trạng thái trước mắt của chính chúng ta. Công cụ chính để đạt được điều này là thiền, và sách đóng vai trò như cẩm nang cho các cách tiếp cận thiền khác nhau của việc tu tập Phật giáo.
Bắt đầu với Tứ Diệu Đế, Traleg kết hợp tầm nhìn mở rộng của con đường Bồ Tát và tầm nhìn chuyển hóa của Mật giáo (Tantra). Các chương cuối cùng trình bày quan điểm siêu việt của Đại Thủ Ấn (Mahamudra). Quan điểm này loại bỏ mọi sự cố định mang tính nhị nguyên và trực tiếp nhận ra sự tự do tự nhiên của tâm trí.
Trong suốt quá trình đó, tác giả đưa ra những định nghĩa sống động về các khái niệm cơ bản như lòng từ bi, tính không, Phật tính, và trả lời các câu hỏi chung:
- Tại sao Phật giáo dạy rằng không có “cái Tôi”?
- Phật pháp có bi quan không?
- Phật giáo có khuyến khích tính thụ động của xã hội không?
- Vai trò của tình dục trong Phật giáo Tantra là gì?
- Tại sao người ta lại nói “Samsara là Niết bàn”?
- Phải mất rất nhiều thời gian để đạt được sự giác ngộ, hay có thể đạt được trong một khoảnh khắc?