“Tư tưởng chung xuyên suốt trong tác phẩm này là cách phân biệt căn bản của Phật tử giữa vẻ bề ngoài của vạn vật trước mắt người chưa giác ngộ và bản chất thực của chúng. Bản chất thực sự của vạn vật sẽ được thấu tỏ dưới con mắt của các Phật, là những vị đã giác ngộ, có nghĩa là, đã thức tỉnh để nhìn thấu sự thật. Chính sự khác biệt này đã khiến Phật giáo quan tâm sâu sắc đến các vấn đề bản thể luận, tức là những gì thực sự đang hiện hữu.”
“Đức Phật (trong tiếng Phạn/Pāli nghĩa là Bậc tỉnh thức) được các tín đồ Phật giáo tôn xưng là Bậc đã hoàn toàn giác ngộ chân lý tối hậu của vạn vật, và vì vậy đã giải thoát cho bản thân vĩnh viễn khỏi mọi khổ đau. Với lòng từ bi vô lượng, Ngài cũng đã dạy cho chúng sinh con đường để tự mình giác ngộ. Các vị Phật không được sinh ra như các vị thần, và chắc chắn không thể xem họ là các vị thần bất tử. Xưa kia (cách đây nhiều kiếp) chư Phật cũng giống như chúng ta. Họ đã tự nỗ lực tu tập và trở thành Phật. Một vị Phật siêu việt hơn chúng ta vì đã ‘hiểu về vạn vật như chúng vốn là’. Chúng ta, mặt khác, thì vẫn đang đắm mình trong vô minh (tiếng Phạn: avidyā, Pāli: avijjā) nên luôn bất hạnh và khổ đau.”
“Như thế, mối quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất của Phật giáo là về tâm trí, hay nói chính xác hơn là sự chuyển hóa tâm, bởi không kinh nghiệm nào không phụ thuộc vào tâm. Sự chuyển hóa tâm này hầu như luôn được cho là phụ thuộc vào và cuối cùng sẽ đạt được bởi bản thân người tu hành vì tâm không thể tự chuyển hóa nếu không có sự tham gia tích cực của bản thân. Phật giáo hiển nhiên trở thành con đường giải thoát có tính cá nhân cao. Con người luôn bị trói buộc bởi tâm của chính mình, và chính nhờ tu tâm mà người ta được giải thoát, từ đó đạt được trạng thái tâm linh cao nhất. Sự chuyển hóa này đưa con người từ trạng thái tinh thần mà Phật tử coi là tiêu cực sang trạng thái tích cực.”
“Sẽ là sai khi nghĩ về Phật giáo thuần túy, vì Phật giáo vốn đã hòa trộn với các tôn giáo khác và thậm chí đã thoái hóa ở các dạng thức sau này. Thật vậy, Phật giáo thuần tuý chưa từng tồn tại. Phật giáo luôn tồn tại song song với các tín ngưỡng và thực hành tôn giáo khác.”
“Và sau khi chết sẽ không còn ‘đến và đi’, không còn tái sinh. Khái niệm tái sinh dường như không xuất hiện trong các tài liệu Vệ đà sớm nhất. Thay vào đó, việc thực hiện đúng các lễ hiến tế và tuân thủ các nghĩa vụ xã hội của một người như các Bà la môn quy định đã dẫn đến ‘sự thịnh vượng trong đời này và đời sau’.”
“Tái sinh không phải là một vấn đề quá lớn. Nhưng phải chết lần nữa thì thật tệ. Vòng tái sinh-tái tử này rất ngột ngạt và dường như không mang lại lối thoát nào. Thực hiện một hành động (nghiệp) hiến tế khác chỉ đơn giản là trì hoãn vấn đề mà thôi.”
“Qua năm tháng, thực trạng xã hội Ấn Độ tồn tại nhiều thế kỷ đã chứng kiến sự phân chia không chỉ thành bốn mà thành hàng trăm đẳng cấp và đẳng cấp phụ.”