Giới thiệu sách Xâm Chiếm - Mê Cung Tiến Hóa Và Sự Thống Trị Mặt Đất Của Loài Người
Khởi đi từ ba câu hỏi đơn giản: Chúng ta tới từ đâu? Chúng ta là gì? Chúng ta đang đi đâu? Xâm Chiếm - Mê Cung Tiến Hóa Và Sự Thống Trị Mặt Đất Của Loài Người (2012) đã làm mới lại câu chuyện tiến hóa của loài người, và đồng thời, làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trong giới khoa học khi bác bỏ thuyết chọn lọc huyết thống và phô bày những nguồn gốc “chưa được biết tới” của thân phận con người, và cũng là của văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, v.v.
Cho rằng tôn giáo và triết học không thể giải quyết thỏa đáng những câu hỏi trên, và quyết bằng khoa học, truy tìm câu chuyện sáng thế duy nhất của nhân loại, Edward O. Wilson đã chứng minh được tuyên bố của chính mình rằng câu trả lời của khoa học không chỉ đúng mà còn thú vị hơn.
Qua công trình này, Edward O. Wilson - cha đẻ của bộ môn sinh học xã hội và thuật ngữ đa dạng sinh học - cũng làm rõ lý do vì sao con người thống trị mặt đất, điều gắn chặt với tính xã hội cao của loài người, và vì sao những loài có tính xã hội cao khác không đạt tới cấp độ loài người.
Thông tin tác giả Edward O. Wilson
Edward O. Wilson
Edward. O. Wilson, nhà khoa học lỗi lạc của Mỹ và được mệnh danh là "Darwin hiện đại" hay "Người thừa kế Darwin" đã qua đời tại Massachusetts (Mỹ) ở tuổi 92. Edward. O. Wilson là một nhà sinh vật học có ảnh hưởng lớn nhờ những nghiên cứu chuyên sâu sinh vật và đa dạng sinh học, đặc biệt loài kiến, giúp con người hiểu được tập tính của loài vật nhỏ bé này. Ông còn là tác giả của hàng trăm bài báo khoa học và hơn 30 cuốn sách. Hai quyển sách "On Human Nature" (Tạm dịch: Về bản chất con người) xuất bản năm 1978 và "The Ants" (Tạm dịch: Những chú kiến) năm 1990 đã mang về cho ông 2 giải Pulitzer. Tạp chí Time cách đây hai thập kỷ mô tả Edward. O. Wilson là "một trong những người có sự nghiệp khoa học lừng lẫy nhất thế kỷ XX".