Khai Tâm | Tâm linh - Tôn giáo | Ấn Phẩm Liễu Quán Số 29 - PL 2567 (Tháng 5-2023)

Ấn Phẩm Liễu Quán Số 29 - PL 2567 (Tháng 5-2023)

Nhà xuất bản: NXB Thuận Hóa
Công ty phát hành: Khai Tâm
Số trang: 127
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 05/2023
Trọng lượng (gr):250
  • Tại Sách Khai Tâm: 50.000 đ

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:
Liễu Quán là ấn phẩm nghiên cứu do Trung tâm VHPG Liễu Quán – Huế thực hiện, phát hành 3 số/năm vào các dịp Xuân, Phật đản và Vu lan. Đây là ấn phẩm có nội dung đáng đọc và lưu trữ, trình bày trang nhã.

Sư Liễu Quán (Đinh Mùi 1667 – Nhâm Tuất 1742) là thiền sư cao hạnh thời chúa Nguyễn, họ Lê, huý là Thiệt Diệu, sinh ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi, 1667, đời chúa Nguyễn Phúc Tần, niên hiệu thứ 5 vua Lê Huyền Tôn, quê ở làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân (nay là Sông Cầu, tỉnh Phú Yên).

Ông mồ côi mẹ từ lúc mới 7 tuổi, năm 12 tuổi thân phụ đưa ông đến chùa Hội Tôn lễ Phật, sau vào chùa ấy học tập tu hành. Năm 1685, ông ra Đô thành Phú Xuân xin thọ giới với sư Giác Phong ở chùa Hàm Long.
Ông là người thông minh, chí khí hơn người. Suốt bao nhiêu năm tu hành, học tập, ông đã khai sáng ra chi phái Thiền mới, mang đậm phong cách của Văn hoá Phật giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay với hàng vạn đệ tử và cư sĩ, ta thường gọi là Thiền phái Liễu Quán.
Do đức hạnh, năm 1742, ông được chúa Nguyễn Phúc Khoát ban thụy là Chánh Giác Viên Ngộ Hoà Thượng.

Mục lục:

VĂN HÓA

1 Từ trường đại học đến nhận thức Phật giáo - Cindy yang, Cao Huy Hóa dịch

2 Vu lan nhớ mẹ - Nguyễn Thị Diệu Hiền

3 Cây phù dung ở mé sân - Hồ Loan

4 Tình trăng không biên giới (thơ) - Thích Nữ Như Minh

CHUYÊN ĐỀ

1 Tổ đình Viên Thông: Lịch sử kiến trúc và địa lý cảnh quan - Lê Đình Hùng

2 Về hệ thông pháp tượng - pháp khí tại hai ngôi cổ tự Viên Thông và Viên Giác - Nguyễn Phươc Bảo Đàn, Lê Thọ Quốc

3 Lịch đại trú trì Tổ đình Viên Thông và cổ tự Viên Giác - Thích Không Nhiên

4 Văn bia chùa Viên Thông - Phan Đăng

5 Khảo sát Hoành phi - Đối liên chùa Viên Thông và chùa Viên Giác - Phạm Đức Thành Dũng

6 Hòa thượng Chơn Kim Pháp Lâm qua văn vật tại chùa Viên Thông và chùa Châu Lâm - Nguyễn Phố, Phạm Đức

7 Hoàng tộc Nguyễn với công đức hộ trì Tam bảo chùa Viên Thông - Trần Văn Dũng

8 Điển tích cổ Phật giáo hiện lưu tại chùa Viên Thông và chùa Viên Giác  - Thích Pháp Hạnh, Nguyễn Văn Thịnh

DI SẢN - TƯ LIỆU

1 Về pho tượng Quán Thế Âm bằng sa thạch được phát hiện tại miền Tây Nam Bộ - Nguyễn Anh Tuấn

2 "Khai Thiên Thống Vận": Khảo cứu về các hiện vật đất nung thời Lý có tôn hiệu của Hoàng đế Lý Thái Tông - Nguyễn Văn Phán, Nguyễn Văn Hiệu

3 Vai trò của nhà sư gốc miền Trung Việt Nam thời cổ trung đại trong giao lưu văn hóa - ngôn ngữ - Onishi Kazuhiko, Trần Đức Anh Sơn bổ chú, hiệu đính

4 Tranh luận về na sunyataya sunya - Choong Yoke Meei (Tông Ngọc Mỹ), Nguyễn Đình Hưng dịch

TRÊN ĐỊA CẦU XANH

1 Bhamala Stupa: Tu viện Phật giáo cổ đại ở Taxila, Pakistan - Thích Nữ Huyền Tâm

VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT

1 Bóng và thân trong thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hương Lê 

SEN HÀM TIẾU

1 Sáu mối quan hệ xã hội được đức Phật dạy trong kinh "Giáo thọ Thi ca-la-việt" - Thích Nữ Thông Thành

THÔNG TIN TỪ LIỄU QUÁN

Triển lãm "Thần kinh nhị thập cảnh - thơ vụ Thiệu Trị" qua thư pháp chữ Hán - Pháp Hạnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này