Hiện lên giữa những bất hạnh của đời sống, như một hiện thân của sự cứu rỗi và giải thoát, Phật giáo đã mang đến một làn gió mới cho tư tưởng, quan niệm về thế giới của đông đảo người dân trên khắp thế giới. Mang những đặc điểm, yếu tố mà không có bất cứ tôn giáo nào trên thế giới sở hữu, vậy nên, con đường truyền bá Phật giáo đã trải rộng khắp thế giới, đặc biệt tại khu vực châu Á, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng của những nền văn minh lớn – những nơi vốn có tôn giáo bản địa mà dấu ấn khó xóa nhòa.
Là một học giả ưu tú trong lĩnh vực lịch sử nghệ thuật, GS. DIETRICH SEKEL – vị giáo sư người Đức, công tác tại Đại học Heidelberg và là thành viên tương ứng của Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg, đã có công trình nghiên cứu nghiêm túc và cho xuất bản ấn phẩm “NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO” (tên gốc: “KUNST DES BUDDHISMUS”) với những lý luận chuyên sâu về chủ đề này.
Phật giáo qua hàng thế kỷ truyền bá và phát triển đã chứng minh sự linh hoạt của mình khi không cạnh tranh với những tôn giáo, tín ngưỡng bản địa, mà ngược lại cùng song hành, hòa hợp và thậm chí có phần đồng hóa với những giá trị riêng có tại các quốc gia. Từ đó, tạo nên những trường phái Phật giáo đa dạng, góp phần hình thành hệ thống nghệ thuật Phật giáo trải dài trên các vùng lãnh thổ. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, dần dà các nhu cầu thờ phụng bắt đầu xuất hiện, kéo theo sự xuất hiện của một số những công trình kiến trúc Phật giáo như bảo tháp, chùa, tu viện, đền thờ… hay những hình ảnh Phật như điêu khắc, tượng phật… Mỗi kiến trúc, biểu tượng lại chịu sự ảnh hưởng riêng của từng nước như Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Nhật Bản… nhưng vẫn giữ lại một số điểm đặc trưng.
Vậy những đặc điểm đó là gì, sự vận động của chúng theo dòng chảy thời gian ra sao? Từ những Thánh điện linh thiêng của Phật cho tới những đền chùa trên khắp thế giới, bạn đọc hãy cùng khám phá với MaiHaBooks qua ấn phẩm “NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO”!