Thất nhân tâm là cuốn sách kỹ năng chỉ ra những cách nói chuyện, những hành vi, hành động tránh thất nhân tâm để đắc nhân tâm trong ứng xử, giao tiếp hằng ngày.
Thất nhân tâm được tác giả trình vấn đề để đạt đắc nhân tâm, được lòng người theo cách phản biện. Ngụ ý làm nổi bật bản tính, ý nghĩa và hậu quả tai hại của hành vi không được lòng người trong giao tiếp. Với cuốn sách này, bạn đọc sẽ thấy được điều khác biệt ở chỗ những nguyên tắc được mổ xẻ dựa trên các khía cạnh tâm lý xử thế đa dạng, đa diện không theo lối bài học khô cứng, lý thuyết. Hẳn cuốn sách sẽ rất hữu ích, có giá trị cho bạn đọc mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trẻ đang gây dựng sự nghiệp, tìm kiếm sự thành công.
Cuốn sách gồm 5 phần:
Phần I: Những chuyện thất nhân tâm
Phần II: Trị thất nhân tâm bằng đắc nhân tâm
Phần III: Tâm lý thất nhân tâm và đắc nhân tâm khi nói chuyện hằng ngày
Phần IV: Luật thuyết phục trên diễn đàn.
Phần V: Muốn tránh thất nhân tâm và giao tiếp – xử thế đắc nhân tâm thì phải luyện đức thu tâm.
Lược trích:
Tôi. Tôi. Tôi. Tôi như thế này. Tôi như thế kia. Tôi không... Tôi phải... Thiệt là. Tôi và Tôi... Pascal nói: “Cái tôi là cái đáng ghét”. Thế mà chúng ta lại không mấy khi chịu coi câu ấy như châm ngôn để xử thế. Chúng ta quên phứt chân lý này: Là bất cứ ai trên đời kể cả những người ngu nhất, đều coi mình là tâm điểm của vũ trụ, đều tự nhiên ưa thích những ai quan tâm đến mình, kính trọng mình. Tâm lý này khiến con người chỉ nghĩ, tưởng tới cá nhân hay những gì có liên quan tới cá nhân mình và đồng thời không kể gì đến kẻ khác. Bởi vậy, khi giao tiếp với ai mà chúng ta chỉ đề cập đến mình, đến những quyền lợi của mình thì tự nhiên kẻ ấy nghe câu chuyện vô vị, chán nản và có ác cảm với ta. Song nếu ta quên mình đi, đừng nói đến cái tôi của ta nữa mà cho tha nhân là quan trọng, đề cập đến sức khỏe, hạnh phúc, tài năng, thành công, hy sinh của họ, thì họ mến thích ngay. Xin bạn nhớ kỹ, không một ai trên đời không cảm thấy sung sướng khi được kẻ khác quan tâm đến.
Ta nên tập cho thành thói quen sự nhường lời lúc tranh biện. Hãy để đối phương nói cho hả hê. Đừng tỉ mỉ bắt vẻ họ với óc “vạch lá tìm sâu”. Biết bỏ qua những sơ sót nhỏ nhặt của họ mà chỉ nghĩ đến các điểm tối hệ thôi. Thay vì trình bày trực tiếp vấn đề ra vẻ chỉ giáo, ta trình bày bằng cách hỏi và lái đối phương đến chỗ đồng ý với ta. Trong thư từ cũng như khi đàm thoại, tránh quảng cáo “cái tôi” đã đành mà còn đừng vô tình tỏ ra chưng tài khoe đức. Luật “ai hạ mình xuống sẽ được nhấc lên” của người xưa là “luật vàng” cho tu đức mà cũng là “luật vàng” cho xử thế. Trên xe buýt, máy bay, xuống đò, hay nơi nào đông người, ta nhường nhịn. Đừng khi nào tin rằng càng cãi dữ càng thuyết phục được ai.Cuộc tranh luận nào mà không đập nhau. Mỗi bệnh bị tự ái cho mang cặp kính màu nhìn đối phương khó bề nhận thức khách quan.