Khai Tâm | ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ - BỘ TỰ ĐIỂN TIẾNG VIỆT ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA - Ấn Bản Cao Cấp (Hộp Sách 2 Tập) | Lịch sử| Văn hóa

Danh sách sản phẩm

ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ - BỘ TỰ ĐIỂN TIẾNG VIỆT ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA - Ấn Bản Cao Cấp (Hộp Sách 2 Tập)

ẤN PHẨM MỚI

Sách ảnh ấn

Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp Tp.HCM
Công ty phát hành: Huệ Quang
Số trang: 1270
Hình thức bìa: Bìa cứng, có hộp
Ngày xuất bản: 10/2024
  • Tại Sách Khai Tâm: 8.000.000 đ

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Số lượng:


ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ - BỘ TỰ ĐIỂN TIẾNG VIỆT ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA


Trước khi Đại Nam Quấc Âm Tự Vị ra đời, nước ta chưa có quyển tự điển nào giải nghĩa tiếng Việt bằng tiếng Việt. Hầu hết các bộ tự điển từ thời Alexandre de Rhodes cho đến hậu bán thế kỷ XIX chỉ có thể coi là những cuốn tự vị song ngữ, hoặc Việt – Latinh hoặc Việt – Pháp không thể gọi là tự điển Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, bộ tự điển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị ra đời đã đáp ứng nhu cầu về mặt ngôn ngữ và góp phần giữ gìn gia tài của dân tộc về từ ngữ. 


Đại Nam Quấc Âm Tự Vị gồm có 2 quyển. Quyển I in năm 1895, quyển II in 1896. Cả hai đều được ấn hành lần đầu tiên tại Sài Gòn, nhà in Rey Curiol et Cie. Các đơn tự, các từ ngữ, các thành ngữ đều được viết và giải thích bằng chữ Quốc ngữ. Chữ Nôm được viết sau những đơn tự nào không phải gốc chữ Hán, mà là tiếng Việt thuần túy. Những chữ Hán chỉ có ở sau những đơn tự gốc chữ Hán và một số ít từ ngữ. Theo lời giới thiệu của tác giả, phần chữ Hán được viết theo Tự điển Khang Hi, phần chữ Nôm căn cứ vào các ca vãn hay như là ca trù, Chinh phụ ngâm, Kim vân Kiều,… phần chữ Quốc ngữ thì tùy theo thói quen, giữ cho thiệt tiếng thiệt vần. 
Với sở học của bản thân và sự dày công biên soạn, Huỳnh Tịnh Của đã tập hợp được rất nhiều từ ngữ mà các bộ từ điển ra đời trước bộ Đại Nam Quấc Âm Tự Vị không có và cả những bộ tự điển Việt Nam được làm sau này cũng không thấy giải nghĩa đầy đủ. Như về các câu thành ngữ và tục ngữ, bộ tự điển có trên năm trăm câu. Trong số đó, có gần 300 câu mà chúng ta không tìm thấy trong quyển Tục ngữ phong dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và cả trong bộ Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức có hơn 60 câu khác với hai bộ ở một vài chữ. Về định nghĩa các “lối nói”, trong bộ Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, tác giả đã liệt kê mấy trăm kiểu "lối nói" nhưng so với Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, quyển tự điển này còn thiếu gần cả trăm "lối nói" của người Việt.


Cách hành văn của Huỳnh Tịnh Của rất giản dị, theo ngôn ngữ đại chúng, như lối diễn tả của ông Nguyễn Văn Y là "trơn tuột như lời nói" không hoa mỹ, cầu kỳ, đầy rẫy tiếng Hán Việt như lối nói khoa bảng thời xưa. Chính ngôn từ giản dị, định nghĩa dễ hiểu này đã giúp mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể tiếp thu, không cần phải có chuyên môn hay những nhà đại trí thức mới khả dĩ hiểu được. Đây là một điểm cộng của bộ tự điển. Bởi lẽ phải tra từ điển để đọc từ điển hoặc vừa đọc bài văn vừa tra từ điển thì thật buồn cười! Nói vui thế thôi, không bàn tới các bài nghiên cứu chuyên ngành, cách hành văn cố dùng từ cho thật uyên thâm để chứng tỏ tri thức đã là cách hành văn của không ít người, nhất là giai đoạn hiện nay. 
Từ khi ra đời đến nay, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị đã giữ một vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là ở vùng Nam Bộ. Mà ví như không có nó, sẽ là một mất mát lớn, đến như Vương Hồng Sển - một học giả hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng còn bày tỏ sự tiếc nối cho anh Lộc Đình [tức học giả Nguyễn Hiến Lê] khi chưa mua được bộ sách. Đối với ông, bộ sách này giàu nhất về tiếng Nôm miền Nam, chứa nhiều nhất về tiếng nói cũ của ông bà chúng ta để lại mà từ Nam chí Bắc thảy còn dùng. Vương Hồng Sển còn tôn kính ông Của làm thầy và sách của ông luôn chiếm một số chỗ ngồi xứng đáng trong tủ (trích “Lời tự ngôn” trong sách Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nxb. Văn hóa, 1993). Maurice M. Durand và Nguyễn Trần Huân cũng cho rằng: "Cho đến ngày nay, bộ tự điển này vẫn còn lập thành một tài liệu đầu tay cho những ai nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX".

Tuy rất quý giá, nhưng các sách in lần đầu của bộ tự vị này gần như đã tuyệt bản, tiếp cận sử dụng được nó vì thế là một điều khó khăn. Để đáp ứng cho các học giả và những người yêu tiếng Việt, bộ Đại Nam Quấc Âm Tự Vị cũng đã được Nhà sách Khai Trí (Sài Gòn) và Nhà xuất bản Trẻ in lại bằng phương pháp chụp theo nguyên bản. Nhưng cả hai ấn bản này đến nay cũng trở nên rất hiếm, chỉ còn thấy được trong vài ba hiệu sách cũ với giá bán rất cao. Mặt khác, cả hai ấn bản được in thu nhỏ, nên chữ in có phần khó xem hơn so với sách gốc, gây khó khăn ít nhiều cho những người dùng sách. Chính vì những lý do trên, Thư viện Huệ Quang đã đưa ấn phẩm này đến quý đọc giả. Bởi, một tác phẩm quý báu thế này mà không thể phát hành rộng rãi đến quý bạn đọc thì thật có lỗi với tiền nhân. 
[ẤN PHẨM MỚI]:
Nếu nói Đại Nam Quấc Âm Tự Vị là một tác phẩm tâm huyết được Huỳnh Tịnh Của dày công biên soạn thì Đại Nam Quấc Âm Tự Vị cũng chính là ấn phẩm được Thư viện Huệ Quang dày công bảo tồn và lan tỏa. Đây là tác phẩm đầu tiên đánh dấu việc thực hiện hóa ý tưởng về phiên bản sách cao cấp. Phương châm không chỉ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu ngày càng cao của độc giả mà còn thỏa mãn nhu cầu về mặt thẩm mỹ từ đây đã lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hồi sinh sách cao cấp ở Việt Nam. 
Trong lần ra mắt lần này, Thư viện Huệ Quang phát hành 300 bản cao cấp, đánh số từ 001 đến 300. Mỗi tập đều được đóng số và triện son Thư viện. Trong đó có các phiên bản: bìa da màu nâu; bìa da màu đỏ; bìa da màu xanh lục. Đặc biệt, có khoảng 70 bộ với bìa được chế tác từ da xương rồng nhập khẩu từ Mexico - một loại da thân thiện với môi trường nhưng vẫn đáp ứng yếu tố thẩm mỹ, có độ bền cao. Đây cũng chính là chất liệu mà Thư viện hướng đến trong các ấn phẩm tiếp theo. Tuy nhiên, do thủ tục nhập khẩu loại da này khá tốn thời gian nên quý bạn đọc muốn đặt ấn bản với chất liệu này cần đặt trước và đợi thêm một khoảng thời gian nữa. 
Giữ nguyên tinh thần như lần ra mắt năm 2018, ấn phẩm Đại Nam Quấc Âm Tự Vị lần này được Thư viện in chụp y theo ấn bản lần thứ nhất năm 1895 - 1896 nhằm để bảo tồn nguyên dạng một tài liệu có tính lịch sử, nhưng xử lý kỹ thuật giữ nguyên độ to rõ theo như sách gốc. Với các đặc điểm sau:

- Bìa sách được bọc bằng da cao cấp nhập khẩu từ Ý kết hợp với việc dập các họa tiết trang trí 3 màu: vàng, đen và đỏ đã tạo nên một ấn phẩm không chỉ đẹp mà còn bền với thời gian.
- Gáy sách ép gân đôi. 
- Cạnh sách được nhũ vàng nhằm tăng tính thẩm mỹ và khả năng bảo quản của ấn phẩm. 
- Tờ gác được đội ngũ kĩ thuật viên Thư viện thực hiện thủ công bằng phương pháp thuỷ ấn, mỗi tờ là duy nhất. 
- Bộ tự điển dày: 1.270 trang (Tập 1: 650 trang, Tập 2: 620 trang), khổ 20.5 x 26.5 cm, in trên giấy ford kem Nhật định lượng 100 gsm.
- Hộp sách (mỗi tập có một hộp sách riêng) được làm từ ván nhập khẩu Thái Lan, viền da cao cấp, lót nhung bên trong. Ở hai mặt hộp, đội ngũ kĩ thuật viên Thư viện đã ép dán giấy trang trí bằng phương pháp thủy ấn. Do được thực hiện thủ công nên họa tiết trên mỗi hộp là độc bản. 
Trong lần ra mắt này, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị đã được Thư viện gia công và thiết kế tỉ mỉ, chọn chất liệu cẩn thận, khắc phục những điểm hạn chế của ấn phẩm Đại Nam Quấc Âm Tự Vị trong lần ra mắt đầu tiên vào năm 2018. Sự ra đời của ấn phẩm là một quá trình nỗ lực không ngừng của tập thể nhân viên Thư viện nhằm mang đến một ấn phẩm không chỉ chất lượng về mặt nội dung mà còn chỉn chu về mặt hình thức. 
Ấn phẩm chính thức phát hành vào Thứ 6 (04/10/2024).

 

Cảm nhận từ độc giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này