Tinh thần viên dung vô ngại của giáo điển Hoa Nghiêm cho phép người con Phật thời Trần thực hiện hạnh nguyện Bồ tát “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” mang màu sắc Đại Việt, nghĩa là “đạo pháp gắn liền với dân tộc”, biết kế thừa và phát huy được những giá trị tốt đẹp sẵn có của dân tộc từ hai phương diện đạo đời, tiếp thu được những tinh hoa văn minh của nhân loại, sáng tạo nên nét văn hóa đặc biệt mang đậm dấu ấn của thời đại mình. Thế nên, người con Phật thời Trần đã có thể thong dong tự tại hóa thân trong rất nhiều cương vị đạo đời khác nhau, và mỗi cương vị đều để lại những thành công rực rỡ, đời mà rất đạo, đạo mà rất đời, đạo đời dung hợp, pháp luân thường chuyển, chúng sanh mãi hàm ơn.
“Phật giáo thời hoàng kim”, “Phật giáo là quốc giáo”, “Phật giáo phát triến cực thịnh”… đó là những cụm từ chúng tôi thường bắt gặp khi đọc lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như lịch sử văn hóa Việt Nam giai đoạn Lý — Trần. Một câu hỏi đã được hình thành từ đó, rằng cội “nguồn nào, nền tảng nào làm nên Sự thịnh đạt không tiền khoáng hậu đó của nền Phật giáo nước nhà nói riêng và của cả dân tộc hai triều đại Lý – Trần nói chung? Bởi vì, mỗi quốc gia, mỗi thời đại đều được xây dựng trên một nền móng hệ ý thức hình thái riêng biệt nào đó, và mỗi một hình thái ý thức đó đều có một học thuyết cơ bản, để từ đó mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… được hoạt động một cách nhịp nhàng xung quanh trục học thuyết cơ băn đó.
Trong thời gian tìm hiểu đáp án cho câu hỏi kia, chúng tôi bắt gặp đoạn “Kinh Hoa nghiêm và tư tưởng Hoa Nghiêm như vậy đã trở thành một nguồn suối tư tưởng mới cho không chỉ Phật gìáo Lý – Trần khai thác, nó còn trớ thành một lý thuyết phổ ầuát cho những người lãnh đạo quốc gia Đại Việt nhìn về đất nước cũng như xã hội mình trong tương quan với các đất nước, xã hội khác cùng thời, mà đỉnh cao là sự ra đời của chính dòng Thiền Trúc Lâm” của GS. Lê Mạnh Thát trong Toàn tập Trần Nhân Tông. Một tác phẩm khác giúp chúng tôi nhìn nhận rõ hơn vị trí của kinh Hoa Nghiêm trong hành trình tu học của các Thiền Sư Trung Quốc, Nhật Bản… nói riêng, của hành giả Phật giáo Đại thừa nói chung, đó là bộ Thiền luận của tác giả Daisetz Teitaro Suzuki do Tuệ Sỹ và Trúc Thiên dịch. Một khẳng định đáng ghi nhận nữa của cố GS. Trần Quốc Vượng về tính phóng khoáng tạo nên sự phát triền của hai triều đại xuất phát từ làng chài là nhà Trần và nhà Mạc trong tác phẩm Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm. Cả ba đã cho tôi một đáp án cơ bản. Với những gì hiện còn của tư liệu lịch sử Lý - Trần, từ tác phẩm có tính cách chuyên biệt của Phật giáo Việt Nam, đến tác phẩm thơ văn, văn khắc Hán Nôm của hai triều đại này, những tác phẩm kinh điển Phật giáo, đặc biệt là bộ kinh Hoa Nghiêm do HT Thích Trí Tịnh dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt, tác phẩm Hoa Nghiêm – suối nguồn văn hóa Phật giáo thời Trần được hình thành.