Mẹ Điên

Tập truyện ngắn Văn học mạng

Tạm hết hàng
Tác giả: Nhiều tác giả
Dịch giả: Trang Hạ chọn dịch
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Trọng lượng (gr):230
  • Giá bìa: 50.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 40.000 đ
  • Tiết kiệm: 10.000 đ (20%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Mẹ điên, dịch giả Trang Hạ "Trên mạng đầy rẫy chữ, hay thì được gọi là văn, còn lại toàn rác. Tôi chỉ làm công việc đơn giản là giúp các bạn bới rác". Khi Mẹ điên đang được dịch và gửi lên mạng Internet, đã có những bạn trẻ Việt Nam ngồi lỳ trước màn hình máy tính, chờ đọc tiếp từng đoạn, từng đoạn. Khi Mẹ điên được dịch đến dòng cuối cùng, có rất nhiều người đang ngồi ở nhiều miền khác nhau trên đất nước Việt Nam, trước màn laptop hay trong quán cafe Internet đã cùng chảy nước mắt.

Cảm nhận

Bạn chỉ mất nửa tiếng để đọc Mẹ điên nhưng sẽ được học bài học làm người sâu sắc mà ai cũng phải luôn ghi nhớ: tình cảm thiêng liêng nhất của con người là tình mẫu tử. Cậu bé Thụ muốn mang giấy gọi vào đại học khoe với mẹ nhưng mẹ cậu chẳng còn trên cõi đời để hưởng niềm hạnh phúc ngọt ngào ấy!

Có bao giờ bạn nói với ai “Mày đúng là lợn” chưa? Thằng bé Thụ từng chửi mẹ nó như thế. Bởi vì mẹ của nó là một người đàn bà điên. Bà nội giao cho đi cắt cỏ lợn nhưng mẹ nó đã gặt cả ruộng lúa đang lên đòng trong ruộng nhà người ta mang về. Kết quả, người ta đến nhà bắt đền, mắng bà nội dạy con dâu làm càn. Thụ bĩu môi khinh mẹ ra mặt: “Cháu không có loại mẹ điên khùng như thế!”. Bà nội cho nó hai cái tát tai. Mẹ nó chạy đến che chở nó. Bà nội tay buông thõng không đánh nó nữa vì “ra con mẹ điên này cũng biết thương con”!

Gia đình nội nghèo, 35 tuổi cha Thụ không có tiền cưới vợ. Bà nội “nhặt” mẹ nó ngoài đường mang về làm vợ cho cha nó đặng sinh cho bà đứa cháu nối dõi tông đường. Mẹ nó chẳng làm được gì, trừ việc sinh ra nó, mẹ nó chỉ ăn và phá hoại. Nhà nghèo, nội cắn răng đuổi mẹ nó đi. Năm tuổi, Thụ phát hiện bạn bè quanh nó cũng có mẹ, chỉ nó là không. Mỗi buổi chiều hoàng hôn, đứa nào cũng được mẹ đón về. Nó thèm có mẹ, nhớ mẹ, người mẹ chưa một lần biết mặt.

Một ngày mẹ nó trở về, nó thất vọng ghê gớm. Mẹ nhìn nó vui mừng, còn nó quay đi, bỏ chạy và gào lên: “Không, bà không phải mẹ tôi!”. Sau cái tát tai của nội, cùng với thời gian nó dần hiểu ra người mẹ điên ấy rất yêu thương mình. Nó gần gũi với mẹ hơn.

Nó vào học trung học, trọ cách nhà 20 cây số. Cha vẫn đi làm thuê nuôi nó. Hàng tuần mẹ vượt qua những ngọn núi ngoằn ngoèo dưới gió và tuyết đi tiếp tế cho nó. Vì sao một người đàn bà điên khùng như mẹ “hễ làm việc gì vì con trai mẹ lại không điên tí nào”? Nó không lý giải được dưới góc độ khoa học nhưng dưới góc độ tình cảm, nó biết đó là nhờ bản năng của một người mẹ: tình mẫu tử.

Vì những trái đào dại ngọt trên khe núi heo hút kia mà mẹ Thụ đã mãi nằm dưới cái vực thẳm. Thụ ân hận vì đã lỡ lời khen những trái đào dại đầu mùa ngọt. Khi lá thư “dát vàng” của đại học Hồ Bắc gọi nó nhập học, nó như đi qua những ngả đường mẹ đã mang cơm cho nó suốt ba năm học xa nhà. Lá thư ấy chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, “bay” thẳng vào cửa nhà Thụ. Nhưng lá thư ấy đến muộn. Mẹ đã mãi nằm dưới khe núi sâu khi hái cho nó những trái đào dại. Những quả đào dại cuối mùa đung đưa trước gió như nhắc nhở Thụ rằng mẹ nó là người đàn bà điên nhưng mẹ luôn là người yêu thương nó nhất.

Truyện lấy được nước mắt độc giả bởi được viết từ trái tim của một cậu bé từ nhỏ đã chứng kiến bi kịch của người đàn bà xấu số là thím mình. Vương Hằng Tích kể chuyện của thím nhưng anh đã hoàn toàn khiến người đọc tin rằng đó thực sự là câu chuyện anh viết về mẹ mình. Cư dân trên mạng truyền nhau đọc, truyện được dựng thành kịch đi lưu diễn khắp Trung Quốc năm 2006. Tựa truyện là Mẹ điên nhưng người ta đã đổi thành Vừa đọc vừa khóc, bởi bất cứ ai đọc xong cũng rưng rưng thương xót, ám ảnh mãi về câu chuyện bà mẹ điên và tấm lòng của một người con đối với người mẹ ấy.

Theo Báo Pháp luật TP HCM

Trích đoạn

"...Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm. Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi…

Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng đi, rồi quay lại sát mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!".

Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằng lòng đuổi: "Cô đi đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.

Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới chân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa đựơc ba phút bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.

Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi."


(Trích Mẹ điên)

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này