Danh sách sản phẩm

Totto-Chan Bên Cửa Sổ - Tái bản 2017

Sách gối đầu giường của nhiều thế hệ trẻ em
Tác giả: Kuroyanagi Tetsuko
Dịch giả: Trương Thùy Lan
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Công ty phát hành: Nhã Nam
Số trang: 355
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 11/2017
Trọng lượng (gr):390
  • Giá bìa: 98.000 đ
  • Tại Sách Khai Tâm: 78.400 đ
  • Tiết kiệm: 19.600 đ (20%)

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Vừa vào lớp một được vài ngày, Totto-chan đã bị đuổi học!!!

Không còn cách nào khác, mẹ đành đưa Totto-chan đến một ngôi trường mới, trường Tomoe. Đấy là một ngôi trường kỳ lạ, lớp học thì ở trong toa xe điện cũ, học sinh thì được thoả thích thay đổi chỗ ngồi mỗi ngày, muốn học môn nào trước cũng được, chẳng những thế, khi đã học hết bài, các bạn còn được cô giáo cho đi dạo. Đặc biệt hơn ở đó còn có một thầy hiệu trưởng có thể chăm chú lắng nghe Totto-chan kể chuyện suốt bốn tiếng đồng hồ! Chính nhờ ngôi trường đó, một Totto-chan hiếu động, cá biệt đã thu nhận được những điều vô cùng quý giá để lớn lên thành một con người hoàn thiện, mạnh mẽ.

Totto-chan bên cửa sổ là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới suốt ba mươi năm nay. Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Tính đến năm 2001, tổng số bản sách bán ra ở Nhật đã lên đến 9,3 triệu bản, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản nước này. Cuốn sách đã được dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…Khi bản tiếng Anh của Totto-chan được xuất bản tại Mỹ, tờ New York Times đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một “vinh dự” hầu như không tác phẩm nào có được.

Trích đoạn

Em thật là một cô bé ngoan - Trích "Totto-chan bên cửa sổ"

“Em thật là một cô bé ngoan!”
 
Mỗi lần như thế, Totto-chan lại cười rất tươi rồi nhảy cẫng lên trả lời thầy:
 
“Vâng, em là một cô bé ngoan!”
 
Totto-chan cũng nghĩ mình ngoan thật.
 
Nói đúng ra thì Totto-chan cũng có nhiều đặc điểm của một cô bé ngoan. Totto-chan chan hoà vói tất cả mọi người, đặc biệt, để bênh vực các bạn bị khuyết tật hoặc những bạn bị học sinh trường khác bắt nạt, Totto-chan thường xông ra đánh nhau với học sinh trường khác, kể cả là mình có bị đánh đến khóc thì Totto-chan vẫn muốn bảo vệ các bạn. Hoặc khi tìm thấy con vật nào bị thương, Totto-chan đều cố gắng cứu chữa cho chúng. Nhưng cũng có vài lần, khi tìm thấy thứ gì lạ lẫm hoặc gây hứng thú, Totto-chan lại khiến các thầy cô một phen hốt hoảng chỉ vì những hành động chỉ để thoả mãn trí tò mò của mình.
 
Chẳng hạn, khi diễu hành trong giờ chào cờ buổi sáng, Totto-chan kéo hai bím tóc tết ở đằng sau, luồn qua hai nách và đưa ra phía trước để khoe với mọi người. Hoặc hôm đến phiên trực nhật, Totto-chan mở cái nắp dưới sàn nhà lớp học xe điện lên… đó là cái nắp dùng để kiểm tra động cơ xe, ngay khi phát hiện ra nó, Totto-chan đã cậy lên… và hất tất cả rác xuống, nhưng sau đó thì không tài nào đóng lại được, vụ việc đã gây ầm ĩ cả trường. Hoặc một hôm, Totto-chan nghe ai đó nói rằng những tảng thịt bò to đùng thường được treo lên những cái móc, thế là suốt từ sáng, Totto-chan cứ đu một tay lên cái xà cao nhất và troe mình ở đấy. Đến lúc cô giáo hỏi: “Em làm sao thế?”, Totto-chan hét lên: “Hôm nay em là thịt bò!” rồi rơi đến “phịch” một phát xuống đất, để rồi suốt cả ngày hôm ấy, Totto-chan bị cấm khẩu không nói được câu nào. Lần khác, trong  giờ nghỉ trưa, khi lang thang ở phía sau trường, Totto-chan rất vui sướng khi trông thấy một tờ báo được trải trên đường, Totto-chan lấy đà từ xa rồi nhảy một phát thật mạnh vào tờ báo, nhưng tờ báo đấy là để đậy lên cái nắp bể phốt cho đỡ mùi, thế là Totto-chan cứ thế rơi tõm vào bể phốt ngập đến ngang ngực… Cứ thế, Totto-chan cũng thường xuyên gặp phải những rắc rối do mình gây ra. Nhưng mỗi lần như vậy, thầy hiệu trưởng không bao giờ gọi bố hay mẹ Totto-chan đến. Các bạn học sinh khác cũng thế. Vụ việc luôn được giải quyết giữa thầy hiệu trưởng và học sinh. Giống như lần thầy hiệu trưởng nghe Totto-chan kể chuyển tận bốn tiếng đồng hồ vào hôm đầu tiên Totto-chan đến trường, thầy hiệu trưởng luôn lắng nghe các bạn học sinh trình bày về sự việc xảy ra. Thầy còn nghe cả những “lời biện minh” của các bạn nữa. Tuy nhiên, khi bạn nào “thực sự làm một việc xấu” hoặc chính bạn đó nhận là mình sai, thầy sẽ bảo bạn đó xin lỗi. Hẳn là những lời phàn nàn, lo lắng của các phụ huynh cũng như các thầy cô về Totto-chan không đến được tai thầy hiệu trưởng. Chả thế mà mỗi khi có dịp, thầy lại nói với Totto-chan: “Em thật là một cô bé ngoan.”

Người lớn mà nghe kỹ câu này, chắc chắn thế nào cũng cảm thấy ý nghĩa lớn lao của từ “thật là”.
 
“Có nhiều điểm mọi người nghĩ em còn chưa ngoan, nhưng tính cách ‘thật’ của em không xấu, em có những điểm tốt và thầy hiệu trưởng biết rõ điều đó.”
 
Đây mới là điều thầy hiệu trưởng Kobayashi muốn nói với Totto-chan qua câu nói ấy. Tiếc là phải mấy chục năm sau Totto-chan mới hiệu được ý nghĩa của câu nói đó. Nhưng có một sự thật, mặc dù không hiểu hết ý nghĩa câu nói của thầy, nhưng chính thầy đã giúp Totto-chan tự tin nghĩ rằng “mình là một cô bé ngoan”. Mỗi khi làm việc gì, Totto-chan lại nhớ đến câu nói của thầy, tất nhiên không kể những lần làm xong rồi Totto-chan mới tự hỏi tại sao lại thế.
 
Trong suốt thời gian theo học ở Tomoe, thầy Kobayashi đã luôn nói với Totto-chan một câu quan trọng đến nỗi có thể coi đó là câu nói quyết định cả cuộc đời Totto-chan sau này:
 
“Totto-chan, em thật là một cô bé ngoan.”

Video

Về tác giả

Totto-chan ben cua so, Kuroyanagi Tetsuko, Sach Khai Tam

Kuroyanagi Tetsuko
là nhà văn thiếu nhi, đồng thời là một diễn viên và người dẫn chương trình truyền hình rất nổi tiếng ở Nhật Bản.

Bà là người sáng lập ra quỹ Totto Foundation, được đặt tên dựa theo cô bé Totto-chan trong cuốn sách nổi tiếng nhất của bà. Quỹ Totto Foundation đào tạo các diễn viên điếc một cách chuyên nghiệp, nhằm hiện thực hoá ý tưởng mang hát kịch đến với những người điếc của Kuroyanagi.

Năm 1984, , bà được bổ nhiệm làm Đại sứ Thiện chí của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, và là người châu Á đầu tiên ở vị trí này. Trong những năm cuối thập kỉ 80 và thập kỉ 90, bà đã đến thăm rất nhiều quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Phi để làm từ thiện và thực hiện các nhiệm vụ thiện chí, giúp đỡ trẻ em đang phải chịu cảnh thiên tai và chiến tranh, đồng thời nâng cao sự chú ý của quốc tế đối với trẻ em ở những nước nghèo. Kuroyanagi quyên góp được hơn 20 triệu đô cho các chương trình của UNICEF mà bà có tham gia hoạt động qua các chiến dịch quyên góp trên truyền hình. Bà cũng ủng hộ tiền bản quyền của cuốn sách Totto-chan cho UNICEF.

Năm 1997, Kuroyanagi xuất bản cuốn sách Những đứa trẻ của Totto-chan, dựa trên những trải nghiệm khi bà làm Đại sứ Thiện chí của UNICEF từ năm 1984 đến năm 1996.

Ngoài ra, Kuroyanagi còn là Giám đốc khu vực Nhật Bản của quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF).

Với những thành tựu trong lĩnh vực truyền thông và truyền hình, Kuroyanagi đã giành giải thưởng Japanese Cultural Broadcasting, được coi là niềm vinh dự cao nhất trong giới truyền hình Nhật Bản. Sau đó, bà đã được đề cử 14 lần cho danh hiệu nhân vật truyền hình được yêu thích nhất Nhật Bản.

Năm 2000, Kuroyanagi là người đầu tiên nhận giải Global Leadership for Children được thành lập bởi UNICEF nhân kỉ niệm 10 năm ngày Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Trẻ em năm 1990.

Tháng 05-2003, Kuroyanagi nhận Huân chương Thuỵ Bảo của Nhật Hoàng vì những cống hiến của bà cho trẻ em thế giới trong suốt hai thập kỷ.

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này