Trước Cách mạng tháng Tám, cuộc sống của người nông dân Việt Nam vô cùng khổ cực, họ phải chịu cảnh bị bóc lột cả về sức lao động lẫn của cải ruộng đất dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến. Nhưng cụ thể cuộc sống đen tối đó như thế nào? Và sau khi thoát khỏi sự áp bức ấy, cuộc sống của họ đã thay đổi ra sao? Nguyễn Công Hoan đã đem mối quan hệ cố hữu từng tồn tại trong suốt những năm tháng lịch sử đi vào trang viết - một mối quan hệ vừa day dứt, vừa đau đớn, một mối quan hệ đã buộc chặt biết bao mảnh đời bất hạnh, kéo theo biết bao những hệ lụy xung quanh nó.
Là một bậc thầy về truyện ngắn cùng nghệ thuật trào phúng, bên cạnh phê phán và lên án chế độ thực dân phong kiến, Nguyễn Công Hoan cũng mở ra cho người nông dân lối thoát và sự giải phóng, hướng đến ánh sáng sau dằng dặc những đêm đen tăm tối. Truyện ngắn “Nông dân với địa chủ” được kết cấu gồm 13 chương:
- Địa chủ
- Quanh cái xác chết
- Công dụng của giấy nhật trình cũ
- Chị Liền
- Cây mít
- Bãi cứt trâu
- Chị vú em
- Thằng Giảng với Đảng
- Trung thành
- Xóm Bến Sim
- Lưu manh
- Chị Trân học
- Phấn khởi