"Thật hiếm trong văn chương Việt Nam xưa nay, tôi dám chắc là chưa có, một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện chưa ra người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn cũng như chốn vỉa hè, đâu đâu cũng kháo chuyện... Văn đàn thời đổi mới đã khởi sắc, bỗng khởi sắc hẳn, đã náo động, càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp."
- Trích: Lời giới thiệu của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong cuốn "Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp", 2001
-------
Người ta nói rằng văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới ghi dấu lại có Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp. Thời gian đã bảo chứng cho họ. Về tập sách này, điểm quan trọng cần chú ý:
1. Các truyện ngắn do chính Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn
2. Bản sắc của Đông A: mời các họa sĩ đương đại vẽ tranh minh họa cho các truyện gnắn.
3. Có thêm bài "Nói chuyện một mình" do Nguyễn Huy Thiệp viết đầu năm 2020.
------
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Ấn bản kỷ niệm 70 năm ngày sinh tác giả - Với minh họa của các họa sĩ) gồm 42 tác phẩm, xếp theo trình tự thời gian sáng tác, bắt đầu từ “Những ngọn gió Hua Tát” (Mười truyện trong bản nhỏ, sáng tác 1971 - 1986), kết thúc với “Quan Âm chỉ lộ” sáng tác năm 2004. Tập truyện cho thấy sở trường truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động.