Khai Tâm | Y học - Thực dưỡng | Y phương hải hội | Hải Thượng Lãn Ông

Danh sách sản phẩm

Y phương hải hội - Hải Thượng Lãn Ông

Công ty phát hành: Huệ Quang
Số trang: 106
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 1974
  • Tại Sách Khai Tâm: 100.000 đ

Giá trị & dịch vụ cộng thêm:

  •  Bookmark miễn phí
  • Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 200.000 đ (nội thành HCM) và từ 500.000 đ (ngoại thành HCM/ Tỉnh) 
  • Với mỗi 90k trong đơn hàng, quý khách được tặng 1 
  • Bao đọc sách hay, đổi ngay nếu dở (chi tiết)
  •  Bao sách miễn phí nếu có yêu cầu
Nhà y có phương cũng như nhà binh có trận, bở thế, nghịch tòng phản chính là các cách vận dụng phương, kỳ chính phân hợp là các hình thái của trận, dùng thuốc mà không thể hiểu được vị âm dương mà chỉ dùng bừa bãi thì khó lòng đạt mục đích, dùng binh nếu không có sự tiết chế, cứ mỗi người mỗi ý thì không dùng được một ai. Như thế thì phương của nhà y cũng như trận của nhà binh quyết không thể thiếu sót.
Dẫn chứng, sách Tố vấn của cổ nhân không có phương, y doãn mới bày ra thang dịch, đến đời Hán, các bậc danh hiền đua nhau đề xuất rất nhiều phương pháp, nhưng tựu trung chỉ là nhân chứng xử phương, nhân bệnh này lập ra phương này mà không chỉ định dứt khoát, đấy là tại sao?
Phương là phỏng theo, là bắt chước. Huống chi xưa nay khác nhau, địa phương khác nhau, già trẻ, sang hèn, bẩm thụ yếu khỏe khác nhau, đâu có thể đem một thành phương cố định, gán ghép vào bệnh trạng vô cùng phức tạp được. Vì thế nhân chứng xử phương, không câu chấp phương, nhưng trong trị liệu biến hóa vô cùng, nếu không đạt được cái nhỏ có thể làm thất bại cái to.
Tôi trong chữa bệnh, việc dùng thuốc là phối hợp các vị mà có thể hợp tác để thu hiệu quả (tương tu) được lực tập trung, nhiều mà không rối ren lung tung, hoặc chuyên dùng âm dược dương dược, khí dược, huyết dược... về tá sứ phải đúng lý thì mới dùng. Nay góp nhặt phương thuốc của các nhà, chép thành một tập nhan đề là "Y phương hải hội" muốn cho người học biết phương để bắt chước, chứ không nên ấn định mà không thay đổi, khi chẩn mạch kê đơn phải lấy trạng thái hư thực, chủ trương bổ tả làm đề cương, lập ra phương chỉ là xây dựng cái sườn mà thôi, như thế mới đạt cái ý "nhân chứng xử phương" vậy.

Trích Lời nói đầu - Lê Hữu Trác

Cảm nhận từ độc giả

Sách cùng tác giả

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn thảo luận hoặc đánh giá về sản phẩm này